Nguyễn Việt Hà tự trào “sòng đời vét nhẵn cả thơ ngây” nhưng hai chục năm trôi qua kể từ khi biết anh, thấy thế gian biến cải người vẫn thế: hồn nhiên, chân thật, hóm hỉnh. Số báo 13/10 này tôi gợi ý ông “con giai phố cổ” rằng dù bàn về văn chương, văn hữu hay Hà Nội của anh thì hãy thử phả tí tinh thần Ngày Doanh nhân…
TP - Thăm Nguyễn Huy Thiệp về, tôi gặp Bảo Ninh và Nguyễn Việt Hà. Nhà văn “Nỗi buồn chiến tranh” nói đi nói lại (như không chỉ cho tôi và anh Hà nghe): “Các người làm gì thì làm, cả nước này chỉ có một Nguyễn Huy Thiệp! Anh ấy là nhà văn tầm châu lục, không phải bệnh nhân bình thường. Nguyễn Huy Thiệp xứng đáng có cuộc sống tốt hơn, tốt nhất".
TP - Giải thưởng Lớn “Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội” đặt tiêu chí “cống hiến suốt đời cho Hà Nội bằng các tác phẩm, ý tưởng, việc làm xuất sắc, bằng sự gắn bó máu thịt với Hà Nội trong cả cuộc đời và sự nghiệp”. Ban Tổ chức nhận định “Phú Quang xứng đáng từ lâu”. Dưới đây là đôi nét chấm phá về người nhận giải năm nay.
TP - Vào tuổi trung niên tôi vẫn cực thích pha làm mới ca khúc “Đi học” của Anh Khang- Quang Thắng trong khi đầy người trẻ chả mặn mòi. Đầy đứa bé không biết “hương rừng chen hương cốm, em tới trường hương theo” nói về cái gì. Hố ngăn cách thế hệ còn xảy ra ở lĩnh vực khác nữa: văn chương, phim ảnh…
TP - Nếu không có những ngày tháng huy hoàng ở Cung Thiếu nhi Hà Nội thì tuổi thơ của chúng tôi chắc nghèo nàn, xám hẳn đi. Thậm chí còn là “tuổi thơ dữ dội”…
TP - Suốt tháng Hai - Ba, “Hạ cánh nơi anh” khuynh đảo các diễn đàn phim ảnh và mạng xã hội châu Á. Cơn sốt đi qua, nghiệm ra rằng: phim như thế càng hợp để xem và bàn luận vào những ngày cách ly vì dịch bệnh, hợp cả trong tháng Tư đầy kỷ niệm chiến tranh - hòa bình. Và câu hỏi không mới lại đặt ra: Bao giờ làm được như người ta? Bao giờ Việt Nam có một “Hạ cánh nơi anh” của mình?
Trong câu chuyện riêng chung của chúng tôi, nhà thiết kế Minh Hạnh luôn nhìn mọi việc lớn nhỏ dưới góc độ văn hóa. Bao năm rồi vẫn thế. Cho nên cuộc trò chuyện tháng Tư này dù về thời trang hay đại dịch ám ảnh toàn cầu, cũng vậy, le lói ánh nhìn văn hóa. Kể cả chuyện vì sao người này không chọn phương trời khác ngoài Việt Nam để sống còn, từ sau dấu mốc 30/4/1975 lịch sử.
TP - Trong quan hệ độc đáo Việt-Mỹ, những nhân vật như Catherine Karnow, Chuck Searcy, Wayne Karlin và nhiều người khác chính là tác nhân quan trọng, khiến cơ hội hòa giải đến rất sớm, từ mấy chục năm trước. Giờ là lúc hái trái ngọt mà thôi.
TP - Wayne Karlin hơn chúng tôi nhiều tuổi, nhưng mỗi khi hỏi thăm về vị giáo sư kiêm nhà văn khả kính này chúng tôi lại chớt nhả rằng “Cậu Wayne dạo này thế nào? Vẫn ẩm tìn tịt chứ”. Lâu không gặp nhưng 30/4 này, không thể không nhắc Wayne- một trong những người bắc nhịp cầu “hóa giải hận thù bằng văn chương” thành công nhất.
TP - Có lần lướt một diễn đàn, tôi đọc thấy dòng tâm sự: “Nhờ có ngày 30/4/1975 người Sài Gòn gộc như mình mới có được hạnh phúc sáng vừa cà phê Quận 1 mà chiều đã thả bộ Hồ Gươm”. Lập tức có người vào “cà”: “Thả bộ Hồ Gươm làm gì?!” Thế thì giữa người Mỹ và những người miền Bắc, nhất là Hà Nội từng xơi B52 càng phải tuyệt giao, có mày không tao, thù muôn đời muôn kiếp không tan, nhỉ.
TP - Cựu thù của chúng ta - người Mỹ - không phải ai cũng giống nhau nhưng những nhân vật với câu chuyện Việt Nam của mình mà tôi từng gặp hoặc nghe kể và có ý định điểm lại trong loạt bài này, thấy giống như bài thơ về sự hóa giải hận thù. Hóa giải hận thù- điều mà ta tưởng là khó nhất trên đời, “khó hơn lên trời”. Và ngày thường ta không để tâm lắm cho đến khi 30/4 lại về.
TP - Cách ly - tù túng, bất tiện đủ đường nhưng cái hay là ta vỡ vạc được nhiều thứ để từ đó xốc lại, xác định lại các thứ tự ưu tiên - điều mà ngày thường bị ơ thờ bỏ bẵng.
TP - Một số du khách người Anh đang cách ly ở Việt Nam vừa có một phen làm mất hình ảnh chủ nhà khi đưa lên báo Anh những bức ảnh nhà vệ sinh mà họ cho là “hoàn toàn kinh tởm”, “thiếu tôn trọng”... Vấn đề nữa là, đọc bình luận phía dưới thì thấy phản ánh chính xác sự phân hóa của người Việt trong quan niệm về sạch-bẩn, tôn trọng hay không tôn trọng, văn minh - không văn minh...
TP - Mới ngày nào chúng ta cười Michael Jackson “sạch sẽ đến bệnh hoạn” khi không dám chạm vào nắm đấm cửa và nút thang máy, thì bây giờ một cuộc cách mạng liên quan đến nắm đấm cửa và nút thang máy đang được nhiều người thực thi.
TP - “Bốc mộ là cực hình cần bỏ”- PGS.TS Bùi Xuân Đính vừa phát biểu như vậy căn cứ vào quan sát và trải nghiệm của ông. Còn tôi nghĩ nếu ai thấy bốc mộ không phải cực hình mà là việc không làm không xong, việc vui như tết, thì có lẽ họ cần phải chứng minh.
TP - “Ba mùa” là tên bộ phim của đạo diễn Tony Bùi, miêu tả Sài Gòn có ba mùa: mùa nắng, mùa mưa, mùa hy vọng. “Giấc mơ Chapi” của Trần Tiến lại ca ngợi “mùa tình yêu”. Với nhiều người Việt bây giờ, ngoài chuyển động thời tiết, thì dường như có một mùa đặc biệt trong năm: mùa bóng đá - là các trận đấu có đội tuyển quốc gia và U22, U23 Việt Nam. “Bóng đá - lễ hội tuyệt nhất trong các lễ hội ở Việt Nam” - du khách nước ngoài kinh ngạc miêu tả.
TP - Cuối cùng Nguyễn Chánh Tín cũng đi gặp Lê Hoàng Hoa, Trần Bạch Đằng - những người đưa ông lên đỉnh cao danh vọng. Và có lẽ gặp cả nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo - người mà cuộc đời tuyệt đẹp là nguyên cớ dẫn đến Ván bài lật ngửa - phim Việt hiếm hoi được lòng cả nước, và Nguyễn Thành Luân bất hủ được Chánh Tín thể hiện thành công.
TP - Phim Việt Nam hay nhất từ xưa đến giờ là phim nào? Câu hỏi này nếu trưng cầu bà con một cách rộng rãi thì chưa chắc có chung đáp số nhưng giả sử có cuộc bỏ phiếu đó, thì dễ Ván bài lật ngửa sẽ áp đảo các ứng viên để cuối cùng cũng lên ngôi thôi. Trưng cầu “diễn viên nổi tiếng nhất” có lẽ cũng vậy, khó ai cạnh tranh được Nguyễn Chánh Tín-Nguyễn Thành Luân.
TP - Những ngày qua, phố đường tàu lặng phắc. Du khách đến, ngó nghển rồi đi. Thỉnh thoảng dân xóm tụ tập lác đác, nhỏ to trao đổi vẻ buồn bã. Mới nhất, một lá đơn đề nghị với chữ ký của nhiều chục hộ vừa gửi đi các cấp. Nhưng tôi trở lại không chỉ để cập nhật tình hình đó.
TP - Nói chung diễn viên Việt Nam thường có tuổi thọ nghề nghiệp khá ngắn. Số zách như Thế Anh, Trà Giang… mà đếm một lúc là hết. Các kỳ liên hoan phim vài chục năm qua, họ đều có mặt nhưng nhiều người phải hỏi nhau: bộ phim gần nhất họ đóng là gì?
TPO - Cảm động vì sự chia sẻ của cộng đồng nhưng anh Nguyễn Văn Doanh, chú ruột nữ sinh bị bạo hành ở Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên mong đừng ai rơi vào hoàn cảnh khốn khổ như cháu mình, và dù được an ủi phần nào nhưng anh “vẫn bức xúc với những người gây tội, và vẫn giận nhà trường”.
TP - Xe máy, xe hơi, thậm chí đánh cả xe tải hối hả bưng hoa về làm của riêng- để dùng, để bán, hay chỉ để thỏa cái chí hôi của? Chỉ biết là chứng kiến mà vái cả nón với những người hồn nhiên vi phạm pháp luật này, và ngán ngẩm với chuyện chẳng hề hy hữu này.
TP - Ở xa mảnh đất Điện Biên và từ vùng miền khác nhau, họ đã đồng loạt gửi lời xin lỗi cô gái 22 tuổi vừa bị sát hại. Người Việt chắc phải dần làm quen việc cảm thấy có trách nhiệm với những việc tưởng như không liên quan đến mình.
TP - Người đẹp và tài, kịp có sự nghiệp đồ sộ ở tuổi 56 nhưng đã vội ra đi, để lại tiếc thương cho đồng nghiệp và công chúng trong buổi tiễn đưa sáng qua 24/12 ở Nhà tang lễ Quốc gia phố Trần Thánh Tông.
TP - “Dân trí và văn hóa đã có vấn đề, chúng ta lại quá ít sân chơi cho tuổi trẻ, ít lựa chọn nên hơi tí là xúm đen xúm đỏ, ồn ào đi bão. Phấn khích cuồng nộ một cách không đáng”- nhà báo, chuyên gia thể thao Nguyễn Lưu nhận định.