TP - LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.
TP - Giữa lòng Đà Nẵng sôi động vẫn còn những ngôi làng giữ được nếp xưa với rặng tre, bến nước và những mái nhà ngót nghét trăm tuổi. Làng cổ trong lòng phố được người dân chung tay gìn giữ nét “nhà quê”, để đón những đoàn khách dăm, chục người, Tây có, ta có ghé chân, hòa mình vào không gian thanh bình, hồn hậu.
TPO - “Đi học cùng con” với mọi người nghe rất lạ, nhưng với nhiều phụ huynh vùng Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) lại rất quen thuộc. Hằng ngày, nhiều gia đình nơi đây phải cắt cử 1 người lớn bỏ hết việc chỉ đưa con em mình đến lớp học chữ, rồi ở lại chờ các em học xong rước về. Để tiết kiệm, nhiều phụ huynh mang theo cơm trưa cùng ăn với con.
TP - Rất nhiều việc làm khác nhau như tặng tóc, phục vụ văn nghệ, ca hát… được cá nhân, tổ chức thực hiện nhằm mang lại niềm vui, tiếng cười giúp người bệnh thêm lạc quan, yêu đời, vơi đi nỗi đau bệnh tật…
TP - Cây nêu, bếp lửa, cối giã gạo… bỗng nhiên xuất hiện giữa phố Tây (phố du lịch An Thượng, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) khiến bao du khách tò mò. Bếp làng Cơ Tu xuống phố làm cầu nối để mọi người biết thành phố còn có một cộng đồng dân tộc thiểu số ở phía Tây mang màu sắc văn hóa đặc trưng, đẹp đẽ…
TP - Hà thành ràn rạt xôm tụ các loại quán. Nhất là quán nhậu. Lẩn thẩn bởi vẫn cứ thấy thiêu thiếu, văng vắng dạng như Trúc Viên quán? Những cái quán nhỏ thức uống là thứ rượu trắng. Rượu ngang và lạc rang. Chấm hết. Nhưng đó là chốn đi về của những văn nghệ sĩ lớn…
TP - Trong nhịp sống hối hả của Sài Gòn, giữa những con đường đông đúc và tòa nhà chọc trời, có những cửa hàng 0 đồng với thông điệp “Ai cần đến lấy, ai thừa đến cho” như gam màu sáng bừng lên tình người chốn phồn hoa.
TP - “Của cho không bằng cách cho”, với không ít người, cách “cho đi” của họ rất độc đáo, có một không hai. Đặc biệt, việc tốt này còn kết nối nhiều trái tim yêu thương với nhau, cùng nối vòng tay nâng đỡ, vực dậy biết bao mảnh đời kém may mắn. Nếu người nhận vui một, thì người cho vui tới mười.
TP - Nằm trên một hòn đảo giữa lòng hồ Thác Bà, cứ mỗi sáng sớm, cơ sở cai nghiện ma túy, đơn vị trực thuộc Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội tỉnh Yên Bái lại vang lên âm thanh đọc và đánh vần tiếng Việt của những học viên đang cai nghiện tại đây. Họ đang được theo học những lớp xóa mù chữ với mong muốn làm lại cuộc đời.
TP - Vừa tới làng Trà Quế, khứu giác nhạy cảm của Phil Handley đã phát hiện ngay mùi hương đặc biệt. Cho đến khi đưa tay ngắt một ngọn rau bé xíu và đưa sát lên mũi thì người đàn ông xứ Wales này thốt lên “Hương thơm thật tuyệt vời! Hương thơm từ chiếc lá bé xíu này!”. Phil Handley cùng đoàn du khách liên tục bất ngờ bởi những trải nghiệm ở ngôi làng cổ gần 400 năm tuổi.
TP - Sau 18 năm từ khi thành lập, hàng trăm dự án tỷ đô đã đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Thế nhưng, rất nhiều trong số đó án binh bất động, cơ sở hạ tầng, những khu đất rộng hàng chục đến hàng trăm hecta đã bàn giao cho doanh nghiệp bị bỏ hoang, không phát huy hiệu quả.
TP - Sông Mê Kông đang ngày càng cạn kiệt về các loài cá quý hiếm. Ông Bảy Bon - lão nông ở Cần Thơ trên dòng sông Hậu dành gần cả đời sưu tầm và bảo tồn các loài cá quý với hy vọng chúng sẽ không biến mất. Kết hợp du lịch, ông đã tạo nên một điểm đến hấp dẫn mỗi khi khách đến cồn Sơn của TP Cần Thơ.
TP - Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…
TP - “Tôi cũng không làm hàng chợ, ở đây chỉ những sản phẩm thủ công, độc bản”, ông Lê Đình Thắng (SN1967), chủ cửa hàng tiện thủ công còn lại duy nhất trên phố Tô Tịch (Hà Nội), bắt đầu câu chuyện với chúng tôi.
TP - Dọc phố Hàng Đồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), các cửa hàng bày bán các sản phẩm bằng đồng được nhập từ các làng nghề nằm san sát. Chỉ còn lại số ít nghệ nhân vẫn còn hành nghề đánh bóng, sửa chữa đồ đồng ngay tại phố nghề này. Nghề xưa cũ nhưng họ vẫn kiên trì và biết áp dụng các kỹ năng mới nên việc kinh doanh vẫn phát đạt…
TP - Với nghị lực, tài năng cùng những bí quyết “vàng” trong tay, Phạm Tiến Tiếp là một trong rất ít người có thể nâng nghề bartender lên tầm nghệ thuật. Nhưng vẫn còn đó một hoài bão lớn hơn mà anh quyết tâm sẽ theo đuổi suốt quãng đời còn lại…
TP - Lâu lắm rồi tôi mới có cảm giác lặng người khi xem một bộ phim tài liệu. Dù một trong hai nhân vật chính tôi đã thân thuộc từ ngót 30 năm trước. Phim là cuộc đối thoại miên man về quá khứ, hiện tại và tương lai giữa hai vị Chủ tịch của hai trường Đại học cách nhau nửa vòng trái đất, và cũng là những người từng chĩa súng vào nhau thời chiến tranh.
TP - Qua bàn tay khéo léo, kiên trì của người thợ lão luyện, những chiếc quạt cổ sáng bóng trở lại và chạy êm ru. Quạt cổ phả ra làn gió nhẹ, mơn man khiến chủ nhân như đang được ngồi giữa cánh đồng bát ngát. Trong thời buổi con người vật lộn, sống gấp như hiện nay thì ai cũng muốn có được những giây phút thư thái như thế…
TP - Cả phố Lò Rèn trong phố cổ Hà Nội giải nghệ, chỉ mỗi ông làm nghề. Một mình “bao sân”, lại giỏi nghề nên khách nườm nượp. Ông nói: “Nhờ tinh thông nghề, tôi đã xây được nhà, nuôi các con ăn học và trưởng thành”.
TP - Nghề sửa chữa, phục chế đồ hiệu đang ngày càng được nhiều bạn trẻ quan tâm vì mức thu nhập “khủng”có thể lên đến trăm triệu đồng mỗi tháng. Nhưng điều đó phải được đánh đổi bằng sự khổ luyện và học hành không ngừng nghỉ suốt nhiều năm trời.
TPO - Không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng, chắn gió cánh rừng ngập mặn Bàu Cá Cái (thôn Thuận Phước, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.
TP - Tại Việt Nam, Đào Huy Hoàng có lẽ là người duy nhất nâng việc chế tác bút viết thư pháp lên tầm nghệ thuật. Sự cô độc là chất xúc tác không thể thiếu để anh tạo nên những chiếc bút sang trọng, đẳng cấp với những hoạ tiết tinh xảo và huyền bí.
TP - Bạn viết trong Nam ra. Cái tiết chót thu Hà Thành như xui nguyên giục bị lắm thứ… Như đương ngồi trà lá. Trong âm thanh hỗn tạp phố phường vẫn mồn một giọng rao bán rươi như hát của một bà hàng rong.
TPO - Bao quanh bởi những dự án đô thị, nhưng dân làng Trung Sơn (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) vẫn kiên quyết đấu tranh để giữ lại những hecta rừng thiêng còn sót lại đã gắn bó hàng trăm năm với dân làng. Không chỉ là “lá phổi xanh”, bên trong rừng Trung Sơn là những di tích lịch sử quý giá, dân làng tâm niệm giữ cây, bảo vệ rừng là giữ lại màu xanh, là của để dành vô cùng giá trị cho thế hệ mai sau.
TP - Những ngày thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Làng Nủ để lại trong mỗi cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 98 (Sư đoàn 316, Quân khu 2) nhiều ký ức, đặc biệt là tình quân với dân. Ngày chia tay Làng Nủ khiến bao người lính rắn rỏi, bản lĩnh, ý chí không màng hiểm nguy, nhưng đã phải rơi nước mắt trước tình cảm của người dân.
TP - Chính trong lúc khó khăn, nguy hiểm nhất, các chiến sĩ Trung đoàn 98 (Sư đoàn 316, Quân khu 2) đã thể hiện rõ bản lĩnh, phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”; là điểm tựa vững chắc cho bà con Làng Nủ trong những lúc tột cùng đau thương. Tinh thần vượt qua khó khăn của những người lính như một “liều thuốc” giúp những người ở lại ấm lòng hơn, phần nào vơi đi những mất mát.
TP - Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 98 đã kể những câu chuyện về những gian lao, vất vả họ đã trải qua trong quá trình tìm kiếm nạn nhân mất tích ở Làng Nủ. Trong những câu chuyện tôi được nghe, câu đầu tiên mà cán bộ, chiến sĩ thốt lên “Tôi bị sốc khi đặt chân đến Làng Nủ”!
TP - Tôi được dự buổi tiếp anh chị em văn nghệ sĩ của Bí thư thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên. Nhiều chuyện lúc khác sẽ nói dịp thích hợp. Nhưng khá bất ngờ khi có một người viết bày tỏ niềm vui rằng, muộn còn hơn không, thành phố đã kịp thời cho cưỡng chế nhà cụ Vương Hồng Sển! Chưa kịp hỏi lại tường tận, nhưng hơi bị ngạc nhiên. Nhà sưu tầm cổ ngoạn danh tiếng này làm sao mà phải cưỡng chế?
TP - Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.
TP - Sau một cuộc hành trình dài, từ Amsterdam, Hà Lan qua Brussels, Bỉ, trái tim châu Âu, tôi đặt chân lên xứ sở “Gà Trống” (Gaulois), nơi mà những năm tháng tuổi thơ tôi hằng mơ ước, giá được một lần đến thăm đất nước của bản “Sonate dưới ánh trăng”. Giờ đã thành hiện thực.