Cờ trên đỉnh tháp một tàu hải quân Ảnh: Nguyễn Đức Nguyên

Cờ ở Trường Sa

TP - Ai đã đi Trường Sa có nhớ những lá cờ? Đỏ và thắm cùng trời, mây và biển, những lá cờ Trường Sa tung bay giữa cao xanh thăm thẳm. Cũng như cánh buồm của Tế Hanh là một “mảnh hồn làng”, cờ đỏ sao vàng là mảnh hồn Tổ quốc nơi đảo xa.
Các nhà sư tụng kinh cầu quốc thái, dân an trên boong tàu HQ 571. Ảnh: Lê Xuân Sơn

Ký sự Trường Sa- kỳ cuối: Áo nâu ra đảo

TP - Mặc dù cơ quan đang quá nhiều việc, nhưng tôi quyết dứt ra để đi Trường Sa chuyến này vì biết sẽ được thăm 9 đảo, 6 chùa đã tôn tạo, khôi phục hơn 10 năm trước và khánh thành việc tôn tạo, phục dựng 3 chùa khác trên các đảo. Đặc biệt, cùng đi trong đoàn đông đến gần 200 người có đến 40 nhà sư, trong đó có những yếu nhân của Giáo hội.
Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Thiếu tướng GS.TSKH Nguyễn Huy Phan cùng ông Wiliam Magee - Chủ tịch Hội phẫu thuật nụ cười quốc tế (người thứ 2 từ trái vào) và một số nhân vật người Mỹ

Người đi lối 'tiểu ngạch' góp phần khai thông quan hệ Việt - Mỹ

TP - Việc khai thông quan hệ với Mỹ, tiến tới bình thường hoá quan hệ hai nước, phá bỏ thế bị bao vây cấm vận trong điều kiện không còn Liên Xô và các nước trong phe Xã hội chủ nghĩa rất khó khăn và chông gai. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó, chúng ta đã có những bước đi khôn khéo mà câu chuyện dưới đây là một. 
Tố Hữu: Xin giữ lại trái tim bừng nắng hạ

Tố Hữu: Xin giữ lại trái tim bừng nắng hạ

TP - Hồi ấy, cũng thu, năm 1995, có lẽ vào dịp Tố Hữu 75 tuổi, tôi (lúc đó đã về Tiền Phong) cùng nhà báo Lê Thọ Bình (lúc đó đang là trưởng văn phòng báo Tuổi trẻ TPHCM ở Hà Nội) đến nhà riêng trò chuyện cùng Tố Hữu. Hôm nay, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ (4/10/1920 – 4/10/2020), xin kể lại một số nội dung cuộc trò chuyện.
Vu Lan trắng

Vu Lan trắng

TP - Vu Lan, người người nhà nhà cúng bái, tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ đã khuất. Nhưng vì sao lại có lễ đó? Và ta đã trọn đạo làm con chưa? Có lẽ đó vẫn luôn là những câu hỏi.
BTC giải chạy Tiền Phong tặng cờ cho ngư dân. Ảnh: Như Ý

Hãy mang nhiều cờ đến biển!

TP - Đến Lý Sơn thấy mỗi con tàu của ngư dân bám biển đều có cắm từ một đến vài lá cờ Tổ quốc. Giữa trời xanh và biển cũng xanh, những lá cờ mới trông như thắm hơn thường khi. Gió biển khiến những lá cờ lúc nào cũng tung bay phần phật, nền vải đỏ và ngôi sao vàng uốn lượn biến ảo khôn lường rất đẹp mắt.
Các VĐV tham gia tranh tài tại Tiền Phong Marathon 2020 ở Lý Sơn (Quảng Ngãi). Ảnh: Hồng Vĩnh

Khắc in dấu ấn

TP - Lần đầu tiên, Việt dã Tiền Phong có lịch sử 61 năm được nâng cấp lên thành giải vô địch quốc gia, và lần đầu tiên một giải quy mô lớn với sự tham gia của ngót 2.000 người như thế được tổ chức tại một hòn đảo tiền tiêu thành công rực rỡ và để lại những ấn tượng hết sức tốt đẹp.
Bức ảnh bưu thiếp bà Mai gửi chúc tết ông José Alberty Anesto Tết năm 1970

Có một lời mời chưa thực hiện được

TP - Nghề báo giúp tôi đi rất nhiều nơi, gặp gỡ nhiều con người thú vị và có những kỷ niệm cảm động khiến mình yêu cuộc đời này hơn rất nhiều. Cuộc gặp gỡ ở La Havana, Cuba và lời mời chưa thực hiện được là một trong những trường hợp như vậy.
Trẻ em thời chiến

Những khúc lặng nhân ngày chiến thắng

TP - Chiến thắng vĩ đại mùa xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và giữ nước kéo dài mấy chục năm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Cả nước thống nhất, non sông liền một dải. Tầm vóc vĩ đại của chiến thắng không thể được nhận thức đầy đủ nếu không nhìn nhận và suy ngẫm về khía cạnh bi tráng của nó.
Trong ngày sinh Lênin, nghĩ về một chính sách

Trong ngày sinh Lênin, nghĩ về một chính sách

TPO - Tôi biết đến Lênin từ khi còn rất bé. Nhà tôi có bộ ảnh chất liệu lụa tuyệt đẹp in màu tại Trung Quốc đầu những năm 60, hình các vị lãnh tụ Marx, Engels, Lenin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh. Bố tôi nâng niu cất trong một cái rương, khi mới 5 – 6 tuổi, tôi vẫn thường lục ra xem.
Cầu Cổng Vàng và vịnh San Francisco Ảnh: Xuân Ba

Xem San Francisco, nhớ San Francisco

TP - Tôi vừa xem clip “San Francisco trở thành phố ma trong dịch” được quay từ hồi tháng 3 và đọc bài San Francisco trở thành thành phố tiêu biểu chống dịch COVID 19 hiệu quả của nước Mỹ nhờ lệnh “trú ẩn trong nhà” của nữ thị trưởng quyết đoán London Breed. Lại nhớ lần đến San Francisco 6 năm về trước. Nhiều ấn tượng. Nhiều kỷ niệm. Nhưng xin chọn lấy 3.
Nhà văn Lê Đại Thanh - bên cạnh đ/c Đỗ Mười, trong dịp đại hội Hội Nhà văn Việt Nam

Đám cưới chuột đỏ xanh

TP - Hồi làm ở tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam đóng trong sân Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam ở 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, tôi thường được gặp những văn nghệ sĩ lừng danh và cả những người gần như vô danh với quần chúng đông đảo mà lẽ ra phải rất nổi tiếng. Trong đó có tác giả bài thơ “Đám cưới chuột đỏ xanh”.
Minh họa: đỗ phấn

Những tết xưa thương nhớ

TP - Không hiểu vì sao trong cái tết đủ đầy bây giờ lại cứ nghĩ đến những cái tết ngày xưa với nỗi niềm gần như là tiếc nhớ. Những cái tết của tuổi thơ.
 Ảnh: Wikipedia

Chào Người màu tím hoa sim

TP - Lần đó, cách đây hơn 15 năm, tại ngôi nhà ở quê hương thi sĩ Hữu Loan, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, tôi phỏng vấn, trò chuyện rất lâu với ông. Dưới câu thơ lục bát treo trên tường ai đó tặng “Chào Người, màu tím hoa sim / Chào chòm râu bạc đi tìm ban sơ”, thi sĩ già năm đó khoảng 87 – 88 tuổi kể cho tôi nghe nhiều chuyện.
Con của quê hương

Con của quê hương

TP - Những doanh nhân Việt chân chính, dù phiêu bạt nơi chân trời góc bể, dù ở hoàn cảnh nào cũng vẫn đau đáu hướng về quê hương, đất nước.
Phòng Hội đồng trong trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Geneva hiện nay. Chỗ ngồi của đại diện Việt Nam ở hàng thứ nhất, nhánh bên phải của chữ U trong cùng

Căn phòng nơi diễn ra hội nghị Geneva về Đông Dương

TP - Hè năm ngoái, tham gia đoàn Hội Nhà báo Việt Nam đi làm việc tại Thụy Sĩ, chúng tôi được đưa tới thăm trụ sở Liên Hiệp Quốc tại thành phố Geneva. Biết đoàn đến từ Việt Nam, người hướng dẫn dừng lại rất lâu tại căn phòng tương đối lớn, nơi gần 65 năm trước diễn ra một sự kiện để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử Việt Nam: Hội nghị về Geneva về Đông Dương.