Ba vụ ám sát V.I. Lenin
Báo này viết: “Khá lạ là trong hoạt động cách mạng bí mật không lần nào Lenin bị đe dọa với tính mạng, nhưng sau khi chính quyền về tay phái Xô-viết, chỉ trong vòng hai năm, Lenin đã hứng chịu ba vụ mưu sát. Cụ thể, Lenin bị nhằm bắn vào ngày 1/1/1918, nhưng không hề hấn gì vì đạn bay trượt.
Trong vụ ám sát tiếp theo cùng năm, Lenin không gặp may như vậy. Fanny Kaplan, một thành viên của đảng Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa đã nổ súng bắn ba phát vào Lenin khi ông rời khỏi cuộc mít tinh ngày 30/8.
Đạn đã bắn trúng nhà lãnh đạo cách mạng vào khuỷu tay và cổ, nhưng mặc dù vết thương thứ hai khá nghiêm trọng, Lenin đã nhanh chóng bình phục và trở lại làm việc sau hai tháng chữa trị.
Còn thêm một lần nữa, vận may đã mỉm cười với Lenin, đó là vào tháng 9/1919, khi một nhóm thành viên vô chính phủ phá hủy tòa nhà của đảng ở Matxcơva, nơi Lenin sẽ đăng đàn phát biểu. May thay, diễn giả này đến muộn. Tiếng nổ vang rền trước khi Lenin bước vào tòa nhà.”
Tuy nhiên, phải nói thêm là do các đầu đạn của Kaplan có tẩm độc nên sức khoẻ của Lenin bị tổn hại nặng nề và ông qua đời 6 năm sau đó, tháng giêng năm 1924.
Lenin có 150 bí danh
Cũng tờ Sputnik viết: “Hoạt động cách mạng khiến Lenin trở thành mục tiêu săn đuổi của các cơ quan thực thi pháp luật không chỉ dưới thời Sa hoàng, mà cả trong thời gian lâm thời chuyển giao quyền lực sau Cách mạng tháng Hai. Do đó, Lenin buộc phải sử dụng vô số giấy tờ tuỳ thân giả, nhiều bí danh và bút danh, biệt hiệu để lẩn tránh chính quyền.
Tuy nhiên, phải nói rằng không phải lúc nào nhà cách mạng cũng thành công trong việc này.
Theo đánh giá sơ bộ, tổng cộng Lenin có khoảng 150 bí danh, một trong số đó là Lenin còn tên thật của ông là Vladimir Ulyanov.
Cho đến nay vẫn chưa được rõ về nguồn gốc của bí danh "Lenin". Tuy nhiên có một giả thuyết cho rằng bí danh này bắt nguồn từ tên gọi của dòng sông ở gần nơi Lenin sinh trưởng – sông Lena.