Những cây gỗ bị lâm tặc chặt hạ tại rừng tự nhiên Ba Bố. Ảnh: P.V

Hậu trường xử lý đơn thư bạn đọc

TP - Hàng ngày, báo Tiền Phong nhận được nhiều đơn thư phản ánh, kêu cứu, khiếu nại, tố cáo… của bạn đọc. Có người coi báo như cánh cửa cuối cùng. Dù không phải là cơ quan chuyên trách xử lý khiếu nại, tố cáo nhưng với uy tín và trách nhiệm của một cơ quan báo chí giàu truyền thống, đội ngũ phụ trách công tác này đang cơ bản đáp ứng được mong mỏi của bạn đọc…
Nhà báo Bích Hậu trong lần thăm lại đảo Cồn Cỏ. Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP

Chị Hậu - người của bạn đọc

TP - Sau khi nghỉ hưu, nhà báo Bích Hậu được mời ở lại báo Tiền Phong tiếp tục làm việc. Sau này, trong một bài viết về nhà báo Bích Hậu, nhà thơ Dương Kỳ Anh, nguyên Tổng Biên tập báo Tiền Phong nhận xét: “Phải chăng, chị là người làm tốt nhất công tác bạn đọc mà tôi được biết”.
Nhà thơ Lê Anh Xuân (trái) và nhà văn Anh Đức tại Ban Tuyên huấn, Trung ương Cục miền Nam. Ảnh: T.L

Bồi hồi trước hồ sơ đi B của nhà thơ Lê Anh Xuân

TP - Trong nhiều bộ hồ sơ gốc của cán bộ đi B (miền Nam) được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước), có một bộ hồ sơ có mã số 1429 mang tên Ca Lê Hiến, với bí danh Lê Lan Xuân. Đây là hồ sơ của nhà thơ Lê Anh Xuân, tác giả bài thơ nổi tiếng “Dáng đứng Việt Nam”…
Ông Nguyễn Phi Dũng giới thiệu tờ báo Độc Lập tại cuộc tọa đàm “Chia sẻ ký ức, phát huy giá trị di sản” Ảnh: KIẾN NGHĨA

'Quái kiệt' lưu giữ báo giấy

TP - Là một thương nhân kinh doanh máy tính quen cập nhật những cái mới, nhưng ông Nguyễn Phi Dũng lại có sở thích sưu tầm, lưu giữ những tờ báo giấy. Đến nay, số lượng báo giấy được ông lưu giữ trong nhà đã nặng cỡ 20 tấn, trong đó có những tờ báo quý hiếm được xuất bản cách đây trên dưới trăm năm…
Bộ trưởng Xuân Thủy (thứ 2 phải sang) và đại sứ Hà Văn Lâu (thứ 3) tại Hội nghị Paris. Ảnh: T.L

50 năm, Hội nghị Paris - Cuộc đàm phán lịch sử (bài 2): Giữ vững lập trường đàm phán

TP - Quá trình đàm phán tại Hội nghị Paris là cuộc đấu trí, đấu bản lĩnh quyết liệt giữa nền ngoại giao non trẻ của Việt Nam với nền ngoại giao lão luyện của Mỹ, một siêu cường hàng đầu thế giới. Việc ký kết Hiệp định Paris là kết quả thắng lợi cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta ở hai miền đất nước, đã tạo ra một bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.
Công viên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại đảo Sơn Ca

Chuyện về cờ Tổ quốc bằng gốm ở Trường Sa Lớn

TP - Năm 2012, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy đã hoàn thành ý tưởng làm lá cờ Tổ quốc cỡ lớn bằng chất liệu gốm trên đảo Trường Sa Lớn. Từ đó đến nay, trong thời gian mười năm, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy tiếp tục thực hiện nhiều công trình khác tại biển đảo quê hương đều bằng chất liệu gốm, chất liệu truyền thống từ ngàn đời của cha ông.
Hàng trước, từ trái sang: Bà Quách Thị Loan (thứ nhất), ông Ngô Sĩ Nguyên (thứ sáu), anh Ngô Văn Việt (thứ bảy) thắp hương tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Ngô Văn Nhỡ ẢNH: GIA ĐÌNH CUNG CẤP

Hy sinh cho thắng lợi cuối cùng

TP - Bao năm qua, cứ đến dịp 30/4 là bà Quách Thị Loan lại bồi hồi tưởng nhớ đến chồng, Anh hùng liệt sĩ Ngô Văn Nhỡ. Ngày 30/4/1975, tiểu đoàn trưởng xe tăng Ngô Văn Nhỡ đã chỉ huy đơn vị chủ công đi đầu đánh tới Dinh Độc Lập. Người chỉ huy đã anh dũng hy sinh, để sau đó không lâu những đồng đội của ông đã chiếm được Dinh Độc Lập, cắm cờ chiến thắng.
68 năm ngày thành lập báo Tiền Phong: Sơn Tùng và Bích Hậu

68 năm ngày thành lập báo Tiền Phong: Sơn Tùng và Bích Hậu

TP - Nhà văn Sơn Tùng và nhà báo Bích Hậu là những phóng viên của báo Tiền Phong thời kỳ đầu thành lập. Xin được ghi lại một câu chuyện giữa hai nhà báo kỳ cựu của Tiền Phong trong lần đi tác nghiệp cách đây vài thập kỷ, để nhớ về người của Tiền Phong một thuở, một thời…
Các cựu chiến binh và thân nhân liệt sĩ tàu C235 trong cuộc gặp tại nhà bà Hường năm 2017. Ảnh: Kiến Nghĩa

Tình người hậu cứ

TP - Trong số những người đã cứu chữa, chăm sóc cho các thành viên tàu C235 thoát khỏi sự truy kích của địch ngày ấy, có hai người khá đặc biệt. Sau khi kết hôn với nhau, nơi ở của họ trở thành điểm dừng chân của những đồng đội và thân nhân liệt sĩ mỗi khi đến thăm viếng các liệt sĩ tàu C235. Hằng năm, vào ngày các thủy thủ tàu C235 hy sinh, vợ chồng họ đều tổ chức cúng giỗ cho các liệt sĩ.
Phóng viên Việt Tùng vinh dự gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau khi quay cảnh B-52 rơi trên bầu trời Hà Nội năm 1972

Lửa nghề cháy mãi

TP - Nghỉ hưu trước tuổi, nhưng hơn 30 năm qua, cựu phóng viên Phạm Việt Tùng vẫn đau đáu với nghề. Một số bộ phim ông làm sau khi nghỉ hưu là minh chứng “về hưu nhưng chẳng hưu nghề”…
Khu nhà ở xảy ra khúc mắc đã được Cty Tecco hoàn thiện. Ảnh: K.N

Khúc mắc dai dẳng tại dự án nhà ở cán bộ, công chức

TP - Năm 2010, UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định giao đất để thực hiện Dự án “Khu nhà ở để bán cho cán bộ, công chức, viên chức liên cơ quan huyện Thanh Trì”. Tuy nhiên, sau đó dự án này được chuyển nhượng cho đối tác khác đã tạo ra những khúc mắc khiến người mua nhà phản ứng.
Chuyện chưa kể về cán bộ đoàn Sơn Tùng

Chuyện chưa kể về cán bộ đoàn Sơn Tùng

TP - Những năm tháng tham gia công tác Đoàn đã giúp nhà văn Sơn Tùng có những tiếp cận ban đầu với người thân của Bác Hồ, là cơ sở để sau này giúp ông viết nên tiểu thuyết “Búp sen xanh”. Còn trong sự nghiệp làm báo của mình, Sơn Tùng chủ yếu làm việc cho tờ báo của tuổi trẻ, và nghỉ hưu tại báo Tiền Phong.
Các TNXP vận chuyển đất đá bằng xe cút kít trên Công trường 12B. Ảnh: T.L

Nhớ con đường tuổi 20

TP - Năm 1959, Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam (TƯ Đoàn TNLĐ VN) quyết định thành lập Đội Thanh niên xung phong (TNXP) xây dựng đường chiến lược 12B tại tỉnh Hòa Bình. Đây là công trình lớn đầu tiên của lực lượng TNXP, của những con người ở lứa tuổi hai mươi…
Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát “Tiến quân ca”

'Cha tôi - Nhạc sĩ Văn Cao'

TP - Trải qua ba thời điểm lịch sử lớn của đất nước là giành độc lập, giải phóng Thủ đô và thống nhất nước nhà, nhạc sĩ Văn Cao đã đóng góp bằng ba tác phẩm để đời. Đó là điều mà họa sĩ Văn Thao luôn tự hào mỗi khi nói về cha, nhạc sĩ Văn Cao.  
Bức tranh “Nghỉ ngơi”

Về làng Hồ, nghe chuyện tranh trâu Tết

TP - “Chăn trâu thổi sáo” và “Chăn trâu thả diều” nằm trong số những bức tranh nổi tiếng nhất của làng tranh dân gian Ðông Hồ (thị trấn Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh). Về làng Hồ, được nghe và ngắm những bức tranh trâu, có dịp ngẫm về việc bảo tồn dòng tranh Tết độc đáo, hồn cốt xưa trong nhịp sống hiện đại.
Bị cáo Phong tại tòa

Từ vụ xe Mercedes tông nữ tiếp viên: Thế nào là hành vi tẩu tán tài sản?

TPO - Tài xế xe Mercedes tông chết tài xế Grab Bike và làm nữ tiếp viên hàng không thương tật 79% đã bị tuyên phạt 7 năm 6 tháng tù. Một trong những tình tiết đáng chú ý của vụ án là bị cáo có dấu hiệu tẩu tán tài sản để tránh thi hành án. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hành vi tẩu tán tài sản?
Việt dã báo Tiền Phong rất thành công năm 2020

Những sự kiện nổi bật do báo Tiền Phong tổ chức năm 2020

TP - Năm 2020, dù bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và bão lũ lịch sử tại miền Trung, nhưng các sự kiện trong năm của báo Tiền Phong vẫn được tổ chức, thể hiện tinh thần vượt khó của tờ báo đại diện cho tuổi trẻ cả nước, để có những đóng góp tích cực cho cộng đồng.
“Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi, doanh nhân nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ XX. ẢNH MINH HỌA

Văn hóa doanh nhân giúp doanh nghiệp tiến xa

Một doanh nhân có thể đi lên từ tay không về vốn, nhưng không thể tiến xa khi xuất phát điểm của văn hóa là số không. Từ quan niệm ấy, trao đổi với Tiền Phong, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, văn hóa doanh nhân giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và tiến xa…  
Số báo đặc biệt ra ngày Tuyên ngôn Độc lập

Số báo đặc biệt ra ngày Tuyên ngôn Độc lập

TP - Đông Phát là tờ báo đầu tiên ra đúng ngày 2/9/1945, dành phần lớn dung lượng để đưa tin về Lễ Tuyên ngôn Độc lập. Đọc những tin tức của tờ báo ngày đó có thể thấy Lễ Tuyên ngôn Độc lập được chuẩn bị rất chu đáo, rõ ràng. Tờ báo còn đưa nhiều thông tin sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, như giờ đi làm của các công sở bắt đầu từ ngày 3/9/1945, việc tổ chức “Tuần lễ vàng”…
(Từ trái sang) Các cựu chiến binh Nguyễn Văn Tập (thứ 2), Lê Văn Phượng (thứ 3), Vũ Đăng Toàn (thứ 6) và Ngô Sỹ Nguyên (thứ 7) tại Lễ công bố xe tăng 390 là Bảo vật quốc gia Ảnh: Kiến Nghĩa

Góp tiếng nói cho một sự thật lịch sử

TP - Năm 1996, ngay sau khi bộ phim “Những người lính xe tăng 390 ngày ấy” của đạo diễn Phạm Việt Tùng được trình chiếu, Tiền Phong là một trong vài tờ báo đầu tiên góp thêm tiếng nói về một sự thật lịch sử khi xe tăng 390 mới là xe đầu tiên húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Sau đó, rất nhiều tờ báo đồng loạt có bài viết xung quanh sự kiện này, khiến câu chuyện trên trở thành một trong mười sự kiện báo chí của năm 1996.
Những đơn thư của bạn đọc gửi về báo Tiền Phong

Chuyện viết nhắn tin

TP - Nhiều bạn đọc gửi đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về báo Tiền Phong. Tuy nhiên, nhiều đơn trong đó không thể triển khai thành bài nên Tòa soạn đã xử lý dưới hình thức nhắn tin và chuyển đơn thư đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.