Lửa nghề cháy mãi

0:00 / 0:00
0:00
Phóng viên Việt Tùng vinh dự gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau khi quay cảnh B-52 rơi trên bầu trời Hà Nội năm 1972
Phóng viên Việt Tùng vinh dự gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau khi quay cảnh B-52 rơi trên bầu trời Hà Nội năm 1972
TP - Nghỉ hưu trước tuổi, nhưng hơn 30 năm qua, cựu phóng viên Phạm Việt Tùng vẫn đau đáu với nghề. Một số bộ phim ông làm sau khi nghỉ hưu là minh chứng “về hưu nhưng chẳng hưu nghề”…

Đau đáu với nghề

Dịp 30/4 vừa qua, nghệ sĩ ưu tú - đạo diễn (ĐD) Phạm Việt Tùng qua Tòa soạn gặp tôi. Nay đã 83 tuổi, nhưng cựu phóng viên Việt Tùng vẫn khỏe mạnh. Ông cho biết mình vừa phối hợp với nhà thơ Trần Đăng Khoa và một số nhà báo làm bộ phim tư liệu điều tra về một nghi án lịch sử.

Sau cuộc gặp trên, tôi gọi điện nói chuyện với ông, rồi hỏi ĐD Việt Tùng: “Tuổi đã cao, điều gì vẫn thôi thúc ông làm bộ phim này?”. Ông trả lời: “Tôi chỉ muốn làm rõ sự thật lịch sử quan trọng này. Bởi nếu không, khi những nhân chứng sống không còn, sẽ càng khó xác định vấn đề này”.

Từ chuyện bộ phim trên, tôi nhớ lại kỷ niệm lần đầu gặp ĐD Việt Tùng 25 năm trước, khi mới bước vào nghề báo.

Lửa nghề cháy mãi ảnh 1

Đạo diễn Việt Tùng (thứ hai từ phải sang) đến thăm Chính ủy Bùi Văn Tùng dịp 30/4/2021

Đó là thời điểm năm 1996, khi tôi mới chuyển công tác về báo Tiền Phong ít lâu thì được một người bạn giới thiệu tôi đến gặp ĐD Việt Tùng. Tới nơi, tôi được ông cho xem vài tấm ảnh đen trắng, rồi cho biết: “Đây là ảnh do nữ nhà báo Pháp Francoise De Munder chụp khi xe tăng đầu tiên của ta tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Trước đây, xe tăng 843 do đại đội trưởng Bùi Quang Thận (người sau đó đã cắm cờ tại Dinh Độc lập) chỉ huy vẫn được công nhận là xe tăng đầu tiên vào Dinh Độc Lập. Nhưng những bức ảnh này đã chứng minh, xe tăng 390 mới là xe tăng đầu tiên húc đổ cổng chính để tiến vào Dinh Độc Lập”.

Năm 2012, Bộ phim “Hà Nội-Điện Biên Phủ” và “Những người lính xe tăng 390 ngày ấy” giúp đạo diễn Việt Tùng giành giải thưởng Nhà nước về lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Lý giải việc có những bức ảnh này, ĐD Việt Tùng cho biết, dịp 30/4/1995, ông được mời vào TPHCM dự lễ kỷ niệm 20 năm giải phóng miền Nam. Tại đây,ông gặp ba trong số bốn cựu thành viên kíp xe tăng 390 khi họ cũng được mời vào đây dự lễ kỷ niệm. Ông được họ kể, trước lễ kỷ niệm này một thời gian, nữ phóng viên Prancoise De Munder được mời đến Việt Nam, và bà có mang theo những bức ảnh này để tìm gặp lại những cựu thành viên của kíp xe tăng 390. Sau cuộc gặp, bà đã tặng các thành viên kíp xe những bức ảnh này làm kỷ niệm. Nghe chuyện, bằng trực giác của một phóng viên từng có mặt tại Dinh Độc Lập không lâu sau giải phóng, ĐD Việt Tùng thấy đây là vấn đề cần được làm rõ. Sau khi mượn các cựu binh xe 390 những bức ảnh này, ông tiếp tục tìm hiểu rồi dự định sẽ làm phim. Nhưng khi nghe ông bày tỏ ý định, có nơi đã ngại vì vấn đề gai góc đặt ra trong tác phẩm. Cuối cùng, ba đài truyền hình Hà Nội, Hà Tây (cũ) và Hải Hưng (gồm hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên được sáp nhập)- là những địa phương có 4 thành viên kíp xe tăng 390 cư trú thống nhất cùng hợp tác làm phim. “Bộ phim này sắp hoàn thành. Nếu báo viết tham gia thêm cũng tốt”- ĐD Việt Tùng nói với tôi.

Tôi làm theo gợi ý này, chủ động đi gặp bốn thành viên của kíp xe tăng 390 để tìm hiểu về quá trình chiến đấu lẫn cuộc sống đời thường của họ sau khi rời quân ngũ. Sau khi bộ phim “Những người lính xe tăng 390 ngày ấy” của ĐD Việt Tùng trình chiếu, bài viết về kíp xe tăng 390 của tôi cũng được đăng. Bộ phim “Những người lính xe tăng 390 ngày ấy” đã gây chấn động dư luận thời đó, trở thành một trong mười sự kiện báo chí của năm 1996. Sau đó, xe tăng 390 được cấp có trách nhiệm công nhận là xe tăng đầu tiên húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập; đến năm 2012, chiếc xe tăng này được công nhận là bảo vật quốc gia.

Lửa nghề cháy mãi ảnh 2

Đạo diễn Việt Tùng (trái) xem xác máy bay tại Bảo tàng chiến thắng B-52. Ảnh: Kiến Nghĩa

Vì nghề không ngại hiểm nguy

Trong thời gian gặp ĐD Việt Tùng để viết bài về kíp xe tăng 390, tôi được biết khi làm bộ phim này ông đã nghỉ hưu. “Do hoàn cảnh gia đình, tôi xin nghỉ hưu trước tuổi, nhưng vẫn rất nhớ nghề”- đạo diễn Việt Tùng cho biết.

Nhớ lại thời làm phim “Những người lính xe tăng 390 ngày ấy”, thấy ông say sưa với nghề, tôi đã hỏi ĐD Việt Tùng: “Thời trẻ, chắc chú máu lửa với nghề lắm?”. ĐD Việt Tùng trả lời: “Tôi lúc nào cũng thế, đã làm nghề thì say”. Rồi ông cho biết, năm 1972, khi đang là phóng viên Ban Vô tuyến Truyền hình thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam (nay là Đài Truyền hình Việt Nam), ông được phân công quay cảnh máy bay B52 trên bầu trời Hà Nội. Vốn là người rất sợ độ cao, nhưng Việt Tùng nghĩ vẫn phải tìm một nơi cao nhất mới có thể thực hiện được cảnh quay. Sau khi tìm kiếm, ông quyết định chọn Khách sạn Hòa Bình làm nơi tác nghiệp. Hằng ngày, mỗi khi có báo động, phóng viên Việt Tùng lại cùng người phụ quay chạy lên tầng thượng khách sạn. Khi buộc mình trên tháp nước của khách sạn, ông cảm nhận rõ cả tòa nhà rung bần bật, trong khi trên trời tiếng máy bay gầm rú, đạn lửa bắn vèo vèo. Sau mỗi lần trực chờ B52 như thế, Việt Tùng cũng run, nhưng mỗi khi tiếng còi báo động nổi lên, ông dường như quên tất cả để vác máy quay vào vị trí. Rồi vào đêm 27/12/1972, ông và người phụ quay đã “bắt” được hình ảnh máy bay B52 bị bắn rơi, với quầng lửa khổng lồ trên bầu trời đen kịt. “Chiếc B52 này sau đó rơi xuống hồ thuộc làng hoa Ngọc Hà. Đến giờ, tôi vẫn coi đó là hình ảnh ấn tượng nhất trong quãng đời làm nghề của mình”- ĐD Việt Tùng tâm sự.

Cựu phóng viên Việt Tùng cho biết, sau khi quay xong, ông nghĩ với việc siêu pháo đài bay B52 bị bắn hạ, có thể coi đây là một chiến thắng Điện Biên Phủ thứ hai. Ông đem ý tưởng này trình bày với lãnh đạo, đề xuất làm bộ phim tài liệu và được đồng ý. Tuy nhiên, để cho chắc, ý tưởng này cần xin ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau khi nghe Việt Tùng trình bày về tứ của bộ phim, Đại tướng đã đồng ý. Bộ phim “Hà Nội-Điện Biên Phủ” của Việt Tùng sau đó được hoàn thành, đến năm 1974 phim đoạt giải đặc biệt tại Liên hoan phim Quốc tế được tổ chức tại Tiệp Khắc (cũ).

“Những người lính xe tăng 390 ngày ấy” đã gây chấn động dư luận thời đó, trở thành một trong mười sự kiện báo chí của năm 1996. Sau đó, xe tăng 390 được cấp có trách nhiệm công nhận là xe tăng đầu tiên húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập; đến năm 2012, chiếc xe tăng này được công nhận là bảo vật quốc gia.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.