TPO - Những năm qua, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo của Quảng Ninh tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp vào phát triển kinh tế của địa phương. Trong đó, nhiều sản phẩm tăng trưởng ấn tượng như dệt may, cơ khí, lắp ráp linh kiện điện tử.
TPO - Đổi mới công nghệ, đầu tư máy móc, tận dụng nguyên liệu trong nước… là xu hướng được các doanh nghiệp ngành dệt may, da giày trong nước những năm gần đây tăng cường ứng dụng vào quá trình sản xuất hướng tới mục tiêu tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
TPO - Khu công nghiệp cơ khí hỗ trợ do Công ty cổ phần tập đoàn Trường Hải (THACO) triển khai trên địa bàn tỉnh Bình Dương với mức đầu tư khoảng 26.000 tỷ đồng.
TPO - Chia sẻ với PV Tiền Phong, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, để hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh mẽ hơn, Bộ Công Thương đã chú trọng triển khai công tác tham mưu, xây dựng nhiều chính sách, văn bản quy phạm pháp luật quan trọng trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp hỗ trợ.
Trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn chịu tác động nặng nề của COVID-19, cách mạng 4.0 bùng nổ trên thế giới, chuyển đổi số nổi lên như một giải pháp thiết yếu giúp các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất hướng tới cải tiến thông minh, cải thiện nhân lực và công nghệ.
TPO - Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 1403/QĐ-BCT liên quan đến quản lý chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.
TPO - Đây là thông điệp được đại diện nhiều tổ chức, doanh nghiệp FDI đưa ra tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 3 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – VIMEXPO 2022 khi nói về các tiềm năng, cơ hội phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.
TPO - Thông tin từ Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam cho biết, đơn vị này sẽ phối hợp với Công ty Top Repute, tổ chức Triển lãm quốc tế Da và Giày Việt Nam lần thứ 22 từ ngày 16-18/11/2022 tới.
TP - Theo đánh giá của các chuyên gia, đến nay, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của Việt Nam ở nhiều lĩnh vực mới dừng ở gia công chế tạo các sản phẩm đơn giản, giá trị gia tăng thấp.
TPO - Với sự chuẩn bị nghiêm túc, đầu tư bài bản từ cơ sở vật chất, công nghệ, đến con người…, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đã sẵn sàng nắm bắt cơ hội từ chiến lược công nghiệp hoá Việt Nam – Nhật Bản.
TPO - Thông tin từ Sở Công Thương Nghệ An cho biết, để tạo giá trị gia tăng cho ngành dệt may đến năm 2030, tỉnh đã đề ra loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc giải bài toán tự chủ nguồn nguyên liệu, nâng cao giá trị, thay đổi mô hình sản xuất cho các doanh nghiệp ngành dệt may.
Nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chính sách giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các chính sách hỗ trợ tiêu biểu như: dự án hỗ trợ năng lực cho nhà cung cấp Việt Nam, hỗ trợ chuyển đổi nhà máy thông minh…
TPO - Samsung Việt Nam phối hợp cùng Bộ Công Thương và các địa phương vừa tổ chức tổng kết dự án Hợp tác phát triển nhà máy thông minh đợt 2/2022 tại 12 doanh nghiệp tham gia dự án.
TPO - Nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đánh giá, do tác động của dịch COVID-19, đang có dòng vốn đầu tư và chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Nắm bắt cơ hội này, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã và đang chuẩn bị nguồn nhân lực, máy móc thiết bị để đón dòng chuyển dịch sản xuất này.
TPO - Các doanh nghiệp sẽ giới thiệu các sản phẩm, máy móc như máy công cụ và gia công kim loại, hệ thống dụng cụ và dụng cụ cắt, hàn và sơn phủ, kiểm tra và đo lường, khuôn, phần mềm và tạo mẫu.
TPO - Dịch COVID-19 và khủng hoàng kinh tế thế giới… khiến các doanh nghiệp ở Bình Dương lao đao phải tạm ngưng sản suất, cắt giảm lao động vì thiếu đơn hàng và nguyên liệu nhập khẩu. Phóng viên Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Toàn – Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Dương.
TPO - Theo UBND tỉnh Quảng Nam, trên địa bàn tỉnh đang có khoảng 63 dự án đầu tư ngành công nghiệp cơ khí với tổng vốn đầu tư khoảng 29 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó, cũng có hơn 2.000 cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ lẻ hoạt động trong lĩnh vực gia công cơ khí, sản xuất
TPO - Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho biết, đến 31/10, tổng dư nợ của tổ chức tín dụng tại Hà Nội đã cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ vay tổng cộng 63.300 tỷ đồng. Khoản vốn vay này đã góp phần giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh.
TPO - Trong 10 tháng năm 2022, sản xuất công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng đã có sự phục hồi mạnh mẽ dù vẫn chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực tiếp tục đà tăng so với cùng kỳ năm trước như với mức tăng trưởng cao. Điển hình như: ô tô tăng 16,4%; xe máy tăng 7,9%.
TPO - Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An gần đây phát triển nhanh nhờ thu hút được một số dự án FDI quy mô lớn. Tỉnh đã hình thành rõ nét một số lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành điện tử, dệt may, cơ khí lắp ráp, sản xuất bao bì...
TPO - Ngày 16/11 sắp tới, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp (IDC), và Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ Triển lãm C.I.S Vietnam tổ chức Triển lãm quốc tế lần 3 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam (VIMEXPO 2022).
TPO - Nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đã chủ động đổi mới công nghệ hiện đại, chủ động nguyên liệu trong nước… để khơi thông “điểm nghẽn” của lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trong ngành này.
TPO - Cùng với số lượng các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp tham gia sản xuất linh kiện ô tô gia tăng mạnh, thu nhập tiền công, tiền lương của công nhân, lao động trong ngành cũng tăng cao hơn so với các ngành nghề khác với mức lương trung bình từ 7 đến 10 triệu đồng/người/tháng.
Không chỉ khó khăn trong tuyển lao động tay nghề cao, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đang 'đau đầu' với bài toán “giữ chân” người lao động đã qua đào tạo tại công ty. Trong khi đó, việc kết hợp với trường đại học, cao đẳng là một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
TPO - Với diện tích 25ha, cụm công nghiệp này sẽ đảm nhận vai trò tiếp nhận đầu tư trong các lĩnh vực như: điện tử, may mặc, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ….
TPO - Bà Trần Thị Lan Anh, Tổng Thư ký Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, VCCI luôn đặt ngành công nghiệp hỗ trợ làm trọng tâm, và đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến mở rộng, luôn lắng nghe và ghi nhận những vướng mắc của doanh nghiệp. VCCI đã thành lập tổ công tác về ngành công nghiệp hỗ trợ để kết nối với hệ thống các doanh nghiệp trên toàn quốc, đẩy mạnh hành trình liên kết cùng nhau phát triển bền vững.
TPO - Bên cạnh các chính sách hỗ trợ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu sẽ định hướng hình thành các khu công nghiệp hỗ trợ tập trung, thực hiện liên kết ngành trong các khu công nghiệp hỗ trợ, từng bước tạo ra mạng lưới cung ứng cho các ngành công nghiệp chế tạo trên địa bàn tỉnh.
TPO - Các doanh nghiệp cần chú trọng triển khai các chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được tham gia vào khâu của quá trình sản xuất và các chuỗi cung ứng của tập đoàn. Từ đó góp phần thúc đẩy phát triển hệ thống doanh nghiệp phụ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
TPO - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam vừa có cuộc 'chào hàng' chính thức với hàng loạt doanh nghiệp FDI, tổ chức tín dụng của Hàn Quốc thông qua việc kêu gọi hình thành mạng lưới kết nối B2B giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hàn Quốc.