Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng.

Công khai, minh bạch để kiểm soát quyền lực

TP - Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, việc Chính phủ thành lập tổ công tác, mở kênh tương tác với doanh nghiệp và người dân chính là cách thức hướng đến sự công khai, minh bạch, giám sát quyền lực. Bởi suy cho cùng thì không có gì kiểm soát quyền lực hữu hiệu bằng cách minh bạch thông tin trước báo chí và người dân.
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hộ. Ảnh: Như Ý.

“Trên trong sạch thì dưới nghiêm ngay”

TP - Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, chống tham nhũng trước hết phải chống từ trên xuống dưới, trên mà “trong sạch” thì dưới cũng sẽ “sạch trong” theo.
Khu biệt thự của một số quan chức ở Lào Cai. Ảnh: Công Lý.

Ban hành quy định kiểm tra tài sản cán bộ cao cấp

TP - Bộ Chính trị vừa ban hành quy định việc kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Ngày 26/5, phóng viên Tiền Phong trao đổi với bà Lê Thị Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT T.Ư), xung quanh quy định này.
Dây chuyền sản xuất thép ống của Công ty thép Bắc Việt. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Đẩy mạnh cổ phần hóa để phát triển kinh tế tư nhân

TP - Theo ông Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, để kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thì cần sớm cụ thể hóa nghị quyết của Đảng bằng cơ chế, chính sách đối với khu vực kinh tế tư nhân; quyết liệt đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Ông Lê Như Tiến. Ảnh: Như Ý.

Ông Lê Như Tiến: Nói “suông” thì dân sẽ không tin

TP - Trao đổi với PV Tiền Phong về ý kiến của ông Nguyễn Đức Chung, trước tình trạng một bộ phận công an “chống lưng” cho bãi trông giữ xe lấn chiếm vỉa hè, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, cần làm kiên quyết.
Tham nhũng vặt đã trở thành 'tập quán'

Tham nhũng vặt đã trở thành 'tập quán'

TP - Trò chuyện với PV Tiền Phong, PGS. TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng, người có nhiều năm nghiên cứu về tình trạng tham nhũng vặt, cho rằng, tình trạng lo lót, biếu xén, tặng quà… đã và đang trở thành “tập quán” nguy hại trong xã hội. Do đó, với quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, việc Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các địa phương không về Hà Nội chúc Tết là hết sức cần thiết.
Cứu trợ tự phát dẫn đến, xã thì ngồn ngộn hàng cứu trợ, nhưng cũng có xã không có đoàn nào.

Hậu cứu trợ lũ lụt miền Trung: Sửa đổi Quy định không còn phù hợp

TP - Trao đổi với Tiền Phong về việc các cá nhân kêu gọi và trực tiếp hỗ trợ từ thiện, ông Đặng Thuận Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng, cần phải tháo bỏ các rào cản để hoạt động trên được mở rộng, phát triển hơn nữa. Những quy định không còn phù hợp với tình hình thực tế cần phải được điều chỉnh và sửa đổi.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng. Ảnh: Như Ý.

Nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Không thể 'hạ cánh an toàn'!

TP - Chiều 25/10, trao đổi với Tiền Phong, ông Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nói, những dấu hiệu vi phạm của ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương được Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương (T.Ư) chỉ ra như vụ lợi, báo cáo không trung thực về PVC và Trịnh Xuân Thanh… cho thấy có dấu hiệu vi phạm hình sự.
GS.TS Võ Đại Lược, Tổng Giám đốc Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương trao đổi với PV Tiền Phong về vấn đề “cả nhà làm quan”. Ảnh: PV.

Cả nhà làm quan 'đúng quy trình': Phình to quyền lực gia đình

TP - “Nếu cứ để tình trạng cả họ, cả nhà làm quan “đúng quy trình” thì đến một lúc nào đó quyền lực gia đình sẽ lại lấn át cả quyền lực nhà nước, chẳng cơ quan nào kiểm soát được”, GS.TS Võ Đại Lược, Tổng Giám đốc Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nói.
Ông Trịnh Xuân Thanh và chiếc xe tai tiếng. Ảnh: T.L.

Làm rõ ai 'nâng đỡ' ông Trịnh Xuân Thanh

TP - “Cần phải làm rõ sự liên quan của các tổ chức, cá nhân khi đã không kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm mà còn điều động, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh - nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang vào các vị trí cao hơn”, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nói.
Sinh viên trường ĐH Sư phạm chờ đến lượt bỏ phiếu tại khu vực bỏ phiếu số 10, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Như Ý.

Lời hứa là danh dự, phải thực hiện

TP - Trò chuyện với Tiền Phong, ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, việc đông đảo cử tri tham gia đi bầu cử thể hiện sự kỳ vọng và niềm tin lớn lao vào những đại biểu cơ quan dân cử. Do đó, sau khi kết quả được công bố, những người trúng cử cần phải khẩn trương biến lời hứa thành việc làm cụ thể để đáp ứng sự kỳ vọng và niềm tin mà cử tri đã gửi gắm.
Bác Hồ thăm hỏi, động viên các nữ công nhân nhà máy dệt. Ảnh: Mai Nam.

Học Bác là phải lắng nghe, phục vụ nhân dân

TP - “Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước là phục vụ nhân dân, cán bộ là công bộc của dân nên việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại đến dân thì phải hết sức tránh. Đây là tư tưởng rất lớn của Bác mà trong quá trình học tập, làm theo chúng ta phải thực hiện cho tốt, để ngăn chặn cho được tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực”, PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, nói.
Đoàn đại biểu Quảng Bình thăm và học tập mô hình nhất thể hóa ở tỉnh Quảng Ninh.

'Nhốt' quyền lực bằng luật pháp

TP - Khi quyền lực được trao vào tay mỗi cá nhân lớn thì cũng cần phải có cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu để ngăn ngừa những vi phạm có thể xảy ra. Cơ chế đó chính là Hiến pháp và pháp luật để đảm bảo không lạm quyền.
Huyện Tiên Yên là một trong những đơn vị đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh thực hiện thí điểm Bí thư kiêm chủ tịch huyện; Trưởng Ban tổ chức kiêm Trưởng phòng Nội vụ; Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra kiêm Chánh thanh tra.

Nhất thể hóa giúp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

TP - Ông Hoàng Đăng Quang, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cho rằng, để đổi mới hệ thống chính trị, Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương cần có đề án thực hiện nhất thể hóa một số chức danh của Đảng với Nhà nước, vốn có vị trí, chức năng nhiệm vụ khá tương đồng với nhau. Như thế, vừa giảm được biên chế, vừa xây dựng được bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả hơn.
Kiện toàn nhân sự để sắp xếp lại bộ máy

Kiện toàn nhân sự để sắp xếp lại bộ máy

TP - Sáng 23/3, trao đổi với Tiền Phong, Phó Chủ tịch Quốc hội (QH) Uông Chu Lưu cho biết, việc miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo Nhà nước và bầu người mới thay thế tại kỳ họp QH lần này, nhằm bảo đảm sự lãnh đạo, sự đồng bộ giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước.
Đa cấp lộng hành do quản lý thiếu trách nhiệm

Đa cấp lộng hành do quản lý thiếu trách nhiệm

TP - “Bộ máy quản lý nhà nước của chúng ta hiện có đầy đủ, từ bộ, ngành, chính quyền địa phương cho tới lực lượng thanh tra, công an, quản lý thị trường… thế mà lại để cho Cty Liên kết Việt lừa đảo suốt một năm trời, ở 27 tỉnh thành, với 60.000 nạn nhân… thì thật khó hiểu”, ông Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, nói với Tiền Phong.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh: Văn Kiên.

Để chọn người tài, đức vào Quốc hội: Công khai thông tin đầy đủ, kịp thời

TP - Trò chuyện với báo giới trước thềm năm mới, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, trong năm 2016, MTTQ sẽ cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về các ứng cử viên để người dân chọn lựa người vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân một cách xứng đáng.
Theo ông Nguyễn Trọng Phúc, Ban Chấp hành T.Ư khóa XII có nhiều nhân sự trẻ là một tín hiệu đáng mừng. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Trẻ tuổi phải trẻ cả tư duy

TP - Trò chuyện với Tiền Phong nhân dịp kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2016), ông Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cho rằng: So với nhiệm kỳ trước thì số lượng nhân sự trẻ hơn được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị khóa XII đã tăng hơn nhiều. Đây là dấu hiệu hết sức đáng mừng cho công tác cán bộ. Nhưng trẻ hóa thì không chỉ ở tiêu chí tuổi, mà còn phải ở trí tuệ, ở tư duy đổi mới.
Ông Vũ Trọng Kim. Ảnh: Văn Kiên.

Lên chức không phải để vun vén cá nhân

TP - Trao đổi với PV Tiền Phong xung quanh vấn đề xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim nói: “Nếu lên chức không lo đến việc thực hiện nhiệm vụ mà chỉ lo làm sao để có nhiều người cung phụng thì không thể chấp nhận được”.
Ông Vũ Trọng Kim.

Kiểm soát quyền lực để không ai lạm quyền

TPO - Trước ngày khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, trao đổi với Tiền Phong, ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam cho rằng, người dân, cán bộ, đảng viên… lúc này đều đòi hỏi có sự đổi mới hơn nữa nhưng đó là sự đổi mới ổn định và phát triển. Đồng thời, của cải vật chất của đất nước làm ra sẽ không “chảy” vào một số ít cá nhân mà nhân dân mới là những người được  thụ hưởng.
Ông Phạm Thế Duyệt.

Đổi mới mạnh mẽ để triệt tiêu lực cản

TP - “Đã đến lúc không thể chậm trễ tiến trình đổi mới được nữa. Phải đổi mới thật nhanh đưa kinh tế phát triển. Chúng ta đổi mới để khắc phục những sai lầm, khuyết điểm, củng cố bộ máy, ngăn chặn quan liêu, tham nhũng… thì nhân dân ủng hộ, chứ có gì đâu mà phải sợ”, ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ - Thường trực Bộ Chính trị nói với PV Tiền Phong trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Thành phố hiện có hàng triệu xe máy cá nhân lưu thông. Ảnh: Hồng Vĩnh

Nên loại bỏ hoàn toàn xe máy sau 10-15 năm nữa

TP - “Tại sao Trung Quốc bán xe máy sang ta, mà lại cấm xe máy ở các thành phố của họ? Tại sao Myanmar còn kém phát triển hơn Việt Nam, lại cấm và cấm được xe máy ở thành phố Yangon? Chúng ta phải quyết tâm như họ thì mới có thể thay đổi diện mạo giao thông đô thị”, TS Lương Hoài Nam, chuyên gia giao thông nói về đề xuất hạn chế phương tiện cá nhân ở Hà Nội và TPHCM.
GS. TS Võ Đại Lược.

Cởi nút thắt trọng dụng nhân tài

TP - “Đại hội Đảng lần thứ XII tới đây phải đổi mới mạnh mẽ như Đại hội Đảng lần thứ VI, năm 1986”, đó là những mong muốn được nêu ra tại Hội nghị lần thứ bảy Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mới đây. Vậy đổi mới nên bắt đầu từ đâu để tạo “lực đẩy” giúp đất nước phát triển mạnh mẽ?
Ông Nguyễn Đức Kiên.

Hết thời lương cao nhưng không hiệu quả

TP - Theo ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, vào TPP, DNNN sẽ chấm dứt cảnh than phiền lâu nay của dư luận về việc lãnh đạo được trả lương cao nhưng làm ăn không hiệu quả.
Giá cước vận tải không giảm khiến hành khách đi xe thiệt thòi. Trong ảnh: Hành khách mua vé xe tại Bến xe khách Mỹ Đình, Hà Nội. Ảnh: Ngọc Châu.

Dấu hiệu liên kết “móc túi” người tiêu dùng

TP - Theo ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên Thường trực ỦY ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, việc các doanh nghiệp “chây ì” không chịu giảm giá cước là việc làm phi thị trường, có dấu hiệu liên kết để “găm” giá, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Vì thế, các bộ, ngành phải nhanh chóng tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị nếu có sai phạm.
Đất nước đang phát triển từng ngày (cầu Nhật Tân, Hà Nội). Ảnh: Hồng Vĩnh.

Có giàu mạnh mới giữ vững được độc lập

TP - “Mất độc lập không phải chỉ là chuyện chủ quyền, lãnh thổ mà còn, thậm chí quan trọng hơn nữa là câu chuyện lệ thuộc. Nếu lệ thuộc về kinh tế sẽ dễ dẫn đến lệ thuộc về chính trị. Do đó, để nền độc lập bền vững thì phải học cha ông về văn hóa giữ nước, phải phát triển mạnh lên, không để đất nước tụt hậu”, ông Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương nói về  ý nghĩa và bài học từ Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Chương trình nghệ thuật “Tự hào Tổ quốc tôi” diễn ra tối 17/8 tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN.

Phát huy sức mạnh yêu nước để đẩy lùi lạc hậu

TP - “Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn. Đánh thắng đế quốc, thực dân đã khó, đánh thắng nghèo nàn, lạc hậu còn khó hơn nữa. Vì thế, bây giờ phải phát huy lòng yêu nước thành động lực mạnh mẽ để xây dựng và phát triển đất nước”, GS.TS Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, trao đổi với Tiền Phong về những bài học Cách mạng Tháng Tám có thể áp dụng trong thời đại mới.
Các bị cáo trong vụ án Vinalines đã chiếm đoạt, làm thất thoát nhiều tài sản của Nhà nước, nhưng việc thu hồi lại tài sản hết sức hạn chế.

Chặn đường quan tham tẩu tán tài sản

TP - Ông Đinh Văn Minh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra - Thanh tra Chính phủ, cho rằng, cần phải sửa đổi các quy định liên quan việc minh bạch, kiểm soát, thu hồi tài sản, tránh tình trạng khi có bản án thì đối tượng tham nhũng đã tẩu tán xong tài sản để kịp trở thành người tay trắng…