Công ty CP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu nợ thuế hơn 1.000 tỷ đồng (Ảnh minh họa)

Nhiều doanh nghiệp nợ thuế như 'chúa chổm'

TP - Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, phải thế chấp tài sản ở ngân hàng nên cơ quan thuế không cưỡng chế thu hồi thuế được. Chưa kể, số người nộp thuế rời bỏ thị trường cũng gia tăng làm tăng tiền thuế nợ khó thu. Ngoài việc liên tục “bêu tên”, thời gian qua, cơ quan thuế đề xuất cấm chủ doanh nghiệp xuất cảnh, ngưng phát hành hóa đơn gây sức ép để thu thuế.
VNA muốn có giải pháp thoái vốn tại Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines Ảnh: Lê Việt

Sắp 'cởi trói' thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước?

TP - Bộ Tài chính vừa có đề xuất sửa đổi quy định về tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp Nhà nước thoái vốn khi thua lỗ, bán cổ phần để tăng vốn khi xây dựng công trình trọng điểm. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế kiến nghị, cần đánh giá kỹ quy định này trước khi thực thi.
Công trường Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3.

Kỳ 2: Công trường nhà máy điện khí chờ về đích

Quy hoạch điện VIII xác định đến năm 2030 tổng công suất nhà máy điện khí LNG là 22.400 MW, chiếm gần 15% tổng công suất nguồn điện. Để đáp ứng điều kiện này, trên công trường nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3&4 đang gấp rút về đích nhưng vẫn còn vướng mắc.
Hoạt động bán bảo hiểm Manulife qua Ngân hàng SCB thời gian qua xảy ra hàng loạt lùm xùm

Hết thời ép mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng

TP - Để ngăn biến tướng bán bảo hiểm qua ngân hàng, Bộ Tài chính bổ sung nhiều quy định như: cấm tổ chức tín dụng tư vấn, giới thiệu, chào bán bảo hiểm liên kết đầu tư cho khách hàng trước và sau giải ngân vốn vay; tăng xử phạt; thiết lập quầy bảo hiểm riêng... Chuyên gia cho rằng, quy định này sẽ góp phần giúp người dân không bị “ép” mua bảo hiểm, từng bước minh bạch thị trường.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đầu năm 2023 đạt gần 48%. (Ảnh minh họa)

Giải ngân vốn đầu tư công thấp: Cắt vốn, xử lý trách nhiệm

TP - Với hàng loạt giải pháp quyết liệt từ Chính phủ, theo Bộ Tài chính, ước 9 tháng đầu năm nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 48%. Tuy nhiên, cả nước vẫn còn hơn 30 bộ, ngành và địa phương giải ngân vốn đầu tư công dưới 30% kế hoạch. Bộ Tài chính đề xuất cắt vốn với dự án chưa giải ngân đồng nào...
Bộ Tài chính đề xuất tăng gấp đôi mức phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ Ảnh: Như Ý

Ngăn biến tướng bảo hiểm nhân thọ: Phạt 100 triệu đồng sao đủ răn đe?

TP - Thời gian qua, thị trường bảo hiểm nhân thọ xuất hiện nhiều biến tướng, sai phạm khiến người mua bảo hiểm chịu thiệt. Bộ Tài chính đề xuất tăng gấp đôi mức phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, lên mức cao nhất 100 triệu đồng. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế đánh giá, mức phạt này chưa đủ răn đe, cần có thêm biện pháp phạt bổ sung để doanh nghiệp (DN) quản lý chặt đại lý, tránh tình trạng vi phạm, nhờn luật.
Lượng tiền gửi của người dân vào ngân hàng tăng cao, đạt 6,33 triệu tỷ đồng, mức cao nhất từ trước tới nay Ảnh: Như Ý

Tiền gửi ngân hàng cao kỷ lục: Sức hấp thụ vốn yếu

TP - Từ đầu năm tới nay, tiền gửi của người dân vọt tăng lên tới 6,33 triệu tỷ đồng, mức cao nhất từ trước tới nay. Trái ngược với lượng tiền gửi đổ vào “đầy” lên, tiền cho vay của các ngân hàng đang “nhỏ giọt” với dấu ấn tăng trưởng tín dụng ở mức “đáy” 10 năm qua. Điều đáng nói là nền kinh tế đang xảy ra nghịch lý: Doanh nghiệp khát vốn để phục hồi sản xuất, nhưng sức khỏe yếu, khiến tiền “chất đống” tại nhà băng.
Nhiều địa phương hụt thu ngân sách do hụt thu từ xổ số kiến thiết. Ảnh: ST

Địa phương hụt thu ngân sách vẫn 'vô tư' chi: Ai chịu trách nhiệm?

TP - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa chỉ đích danh một số tỉnh, thành giảm thu ngân sách nhưng chưa giảm chi tương ứng. Sau kết luận của KTNN, các địa phương cũng có giải trình liên quan việc giảm chi ngân sách, nhưng câu hỏi đặt ra là ai chịu trách nhiệm trước tình trạng giảm thu nhưng vẫn tăng chi này ở các địa phương?
Chuyên gia đề xuất EVN minh bạch khoản lỗ trong sản xuất, kinh doanh điện Ảnh: Như Ý

Cần minh bạch khoản lỗ

TP - Các chuyên gia cho rằng, việc tăng giá điện 3% sẽ giúp EVN giảm gánh nặng thua lỗ. Tuy nhiên, EVN cũng cần minh bạch khoản lỗ để người dân cùng giám sát.
Samsung là một trong những DN bị ảnh hưởng khi áp dụng Thuế Tối thiểu toàn cầu Ảnh: Samsung

Chậm áp thuế tối thiểu toàn cầu: Nhà nước, doanh nghiệp FDI cùng 'thiệt đơn, thiệt kép'

TP - Từ năm 2024, các quốc gia trên thế giới áp Thuế Tối thiểu toàn cầu. Nếu Việt Nam không áp dụng, sẽ mất đi “quyền đánh thuế”. Hàng chục nghìn tỷ đồng tiền chênh lệch khoản thuế thu nhập doanh nghiệp mà “ông lớn” FDI phải nộp thêm chảy về chính quốc mỗi năm. Nếu không sớm áp dụng Thuế Tối thiểu toàn cầu, cả doanh nghiệp và Nhà nước “thiệt đơn, thiệt kép”.
Một số người dân nhiều lần căng băng rôn đòi quyền lợi vì cho rằng, họ bị “hô biến” tiền gửi tiết kiệm thành bảo hiểm nhân thọ

Giám sát bảo hiểm bán qua ngân hàng

TP - Trước sự tăng trưởng “nóng” đến từ kênh bán hàng, dẫn đến những hệ lụy, các chuyên gia cho rằng cần loại bỏ những hạn chế đang tồn tại ở thị trường bảo hiểm, trong đó có kiểm tra quá trình đào tạo tư vấn viên bảo hiểm liên kết với ngân hàng.
Dự thảo sửa đổi NĐ 65 nếu được thông qua sẽ góp phần gỡ khó cho TPDNảnh minh họa

Sửa Nghị định về trái phiếu doanh nghiệp: Cởi nút thắt, khơi kênh dẫn vốn

TP - Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam cho biết, năm 2023, sẽ có khoảng 309.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn. Trong đó, riêng trái phiếu bất động sản cần đáo hạn là 119.000 tỷ đồng. Trước bối cảnh thị trường trái phiếu đang gặp nhiều bế tắc, Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định 65/2022 với nhiều giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp.
Cty TNHH Longwell liên tiếp lỗ trong 2 năm gần đây Ảnh: PV; đồ họa: Quốc Anh

Doanh nghiệp FDI 'đua nhau' báo lỗ

TP - Năm 2021, có tới 55% số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) báo lỗ, tăng 11% so với năm 2020. Dù tổng tài sản của doanh nghiệp FDI tăng nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả cao hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy sự mở rộng của tài sản đến từ các khoản nợ nhiều hơn từ nguồn vốn của nhà đầu tư.
Theo ý kiến chuyên gia trong điều kiện hiện nay, chỉ nên tăng giá điện ở mức độ thấp nhất có thể Ảnh: L.Hiếu

Đề xuất tăng giá điện: Cần hài hòa lợi ích

TP - Trong bối cảnh, hàng hóa đầu vào sản xuất, chi phí tăng trong khi giá điện được giữ nguyên từ năm 2019 đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự kiến lỗ khoảng 31.000 tỷ đồng năm 2022. Trước thực tế này, EVN đã đề xuất tăng giá bán điện. Tiền Phong có cuộc trò chuyện với PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) quanh đề xuất tăng giá điện của EVN.
Công nghiệp hỗ trợ phục hồi, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng mạnh

Công nghiệp hỗ trợ phục hồi, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng mạnh

TPO - Trong 10 tháng năm 2022, sản xuất công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng đã có sự phục hồi mạnh mẽ dù vẫn chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực tiếp tục đà tăng so với cùng kỳ năm trước như với mức tăng trưởng cao. Điển hình như: ô tô tăng 16,4%; xe máy tăng 7,9%.
Học viên ngành điện trong tại trường cao đẳng nghề.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ 'đau đầu' tuyển dụng, giữ chân kỹ sư tay nghề cao

Không chỉ khó khăn trong tuyển lao động tay nghề cao, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đang 'đau đầu' với bài toán “giữ chân” người lao động đã qua đào tạo tại công ty. Trong khi đó, việc kết hợp với trường đại học, cao đẳng là một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác

Bộ trưởng Công Thương yêu cầu gia tăng tỷ lệ nội địa hóa ngành ô tô Việt Nam

TPO - Các doanh nghiệp cần chú trọng triển khai các chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được tham gia vào khâu của quá trình sản xuất và các chuỗi cung ứng của tập đoàn. Từ đó góp phần thúc đẩy phát triển hệ thống doanh nghiệp phụ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 'chào hàng' nhà đầu tư Hàn Quốc

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 'chào hàng' nhà đầu tư Hàn Quốc

TPO - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam vừa có cuộc 'chào hàng' chính thức với hàng loạt doanh nghiệp FDI, tổ chức tín dụng của Hàn Quốc thông qua việc kêu gọi hình thành  mạng lưới kết nối B2B giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hàn Quốc. 
Hàng công nghiệp hỗ trợ Việt chiếm 5% kim ngạch xuất nhập khẩu sang Nhật Bản

Hàng công nghiệp hỗ trợ Việt chiếm 5% kim ngạch xuất nhập khẩu sang Nhật Bản

TPO - Mặt hàng công nghiệp hỗ trợ chiếm tỷ trọng khoảng 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Để giới thiệu sản phẩm, tăng cường hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản, hàng chục doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt tham gia triển lãm M-Tech Osaka 2022 nhằm mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này. 
Quảng Ninh: Vốn vào công nghiệp hỗ trợ, chế biến chế tạo tăng gần 4 lần

Quảng Ninh: Vốn vào công nghiệp hỗ trợ, chế biến chế tạo tăng gần 4 lần

TPO - Số liệu từ Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh cho biết, năm 2021, tổng vốn đầu tư thu hút vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố đạt trên 28.700 tỷ đồng, gấp 3,59 lần so với mục tiêu đặt ra. Vốn đầu tư bình quân thu hút trong các năm trước chỉ đạt 8.000 tỷ đồng/năm.
Giá xăng dầu tăng đã gián tiếp làm cho người nghèo đối mặt khó khăn nhiều hơn Ảnh: Như ý

Thu ngân sách tăng cao: Nên chia sẻ gánh nặng với dân và Doanh nghiệp

TP - Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phục hồi mạnh mẽ đã giúp ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm bội thu. Các chuyên gia cho rằng, Bộ Tài chính cần tiếp tục giảm mạnh nhiều loại thuế, phí trong ngắn hạn để chia sẻ gánh nặng với người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh giá xăng dầu, giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng.
Thời gian qua quỹ bình ổn giá xăng dầu không phát huy hiệu quả. ẢNH: Như Ý

Đề xuất bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

TP - Vốn được xem là một trong những “van điều tiết” giá xăng dầu nhưng trước tình trạng giá nhiên liệu liên tục tăng cao, Quỹ bình ổn giá xăng dầu (QBOG) âm cả trăm tỷ đồng và không có tác dụng. Tại dự thảo Luật Giá sửa đổi mới đây, Bộ Tài chính đề xuất bỏ QBOG và điều tiết theo giá thị trường.
Dự án metro số 2 (tuyến Bến Thành - Tham Lương) đang giải phóng mặt bằng, vốn ODA giải ngân bằng 0 ảnh: Đin Lê

Hàng chục ngàn tỷ vốn ODA đang 'mắc kẹt'

TP - Là một trong những nguồn vốn quan trọng trong đầu tư phát triển nhưng 6 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài (ODA) của cả nước chỉ đạt 9,1%, chậm chưa từng thấy. Thậm chí, tại một số bộ, ngành, địa phương đến giờ này còn chưa giải ngân được đồng nào. Đặc biệt, nhiều địa phương đưa ra kiến nghị nhằm thúc đẩy giải ngân rất không hợp lý.