Đầu xuân nói chuyện bản sắc văn hóa

Đầu xuân nói chuyện bản sắc văn hóa

TP - Người Giáy có tục lệ thành viên trong nhà đi đâu xa về đều được cúng vía. Họ cho rằng đi xa nhà lâu, hồn vía dễ thất lạc, cúng gọi vía về để tránh ốm đau bệnh tật. Lễ cúng đơn giản vài thứ đồ chay hoa quả là xong.
Miếng ngon

Miếng ngon

TP - Bữa cơm chiều nay thịt ngan nướng, canh khoai hầm xương, bí non xào lòng và mấy món nhẹ bổ trợ nữa. Cả mâm chỉ hai đứa cháu đang tuổi lớn ăn hào hứng, còn tôi là người ăn uể oải nhất. Uể oải vì đang ốm nhưng cũng có phần nữa là lâu nay ăn không thấy ngon.
Tản mạn quanh trái trám

Tản mạn quanh trái trám

TP - Trám đen là sản phẩm vùng trung du, nơi tôi sinh ra lớn lên. Vùng trung du Thái Nguyên, trám đen chỉ có một cách dùng trong bữa cơm, là ỏm chín ăn vài ba hôm, dầm trám với tương thả xuống vài lát ớt, hoặc chấm muối vừng. Sau đó muốn ăn lại làm mẻ khác. Để lâu hơn, khi nó ải mất vị dù vẫn ngâm trong nước muối nhạt, thì cũng là lúc trám bắt đầu hỏng. Khi trám đã thum thủm thì chỉ còn cách đổ đi. 
Niềm tin

Niềm tin

TP - Dăm bảy năm trước tôi đi công tác ở các tỉnh miền núi đều. Những tấm ảnh tôi chụp ven đường cảnh các em thiếu quần áo vào mùa lạnh đánh thức cộng đồng mạng. Rồi những chuyến đi sau tôi mang quần áo cũ còn lành lặn cùng những gói quà bánh, gọi là chia sẻ chút tình cảm với người dân trên núi. Năm nào cũng dăm chuyến đi và luôn mang theo những món quà mọn.
Ngôi nhà của Bá Kiến bây giờ. Ảnh: Đỗ Đức.

Về quê Nam Cao

TP - Đang là cuối xuân, lúa xuân ngoi mạnh sau tiếng sấm và mấy cơn mưa rào dù mới chỉ là mưa xọt xẹt. Đồng ruộng Lý Nhân Hà Nam không thẳng cánh cò bay nhưng khá rộng dài. Tôi đi trong  sóng lúa dập dìu mắt đáo theo những đàn én sà sát mặt lúa,  bắt những con bọ ngớ nghếch. Xét trên phương diện nào đó, tôi cũng là một cánh én, nhỏ nhoi chạy trên đường mùa xuân về nơi Chí Phèo Bá Kiến năm xưa.
Bản Thái đen “không đói chỉ thiếu tiền”. Ảnh: Đỗ Đức

Tiền và kiếm tiền

TP - Kiếm tiền là sự năng động đáng  khích lệ nhưng cũng phải trong sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật. Mọi thứ giờ vung vít làm xã hội bấn loạn vì thiếu kiếm soát. Không kiểm soát được thì sự kiếm tiền sớm thành tai họa!
Người ở quê

Người ở quê

TP - Bác tên Hải, người trong xóm quen gọi Hải Moong. Moong là tên vợ. Hai bác đều hiền hậu. Những năm sáu mươi thế kỷ trước mà bác sắm nổi cái đài Philips Hà Lan là máu mặt lắm. Vì thế, về thời sự, cả xóm chỉ có bác biết tin tức trước, không chỉ tin trong nước mà thế giới, từ Trung Quốc đến Liên Xô, từ Anh sang Mỹ, tất cả là từ cái đài Philips nó nhả vào tai bác. Cho nên, bác hơn cả cán bộ xã, kể cả tuyên huấn. Thêm cái hộp kim tiêm và ống nghe, bác thành người đặc biệt trong xóm, dù chỉ là y tá từ thời lính Cụ Hồ. Trong xóm ngoài làng, cảm sốt là người ta triệu bác.
Nhóm tượng “Hiệu ứng cúi” của Nguyễn Văn Huy (Quảng Nam) đoạt giải đồng hạng Hội Mỹ thuật năm nay.

Câu chuyện mùa thu

TP - 1/ Xem tranh Giải thưởng Hội Mỹ thuật năm nay, tôi để ý nhóm tượng Hiệu ứng cúi. Nhóm 8 người, 2 ngồi, 6 đứng mỗi người một hướng, không nhân vật nào có liên hệ tình cảm với nhau, tất cả là một đám chen lấn mà rời rạc.
Minh họa: Đỗ Đức.

Di sản

TP - Một hôm tôi ngồi soạn lại những bức tranh còn lưu giữ được, hầu hết toàn tranh nhỏ, nhiều tranh vẽ cách đây 40 năm. Thời ấy giấy má khó khăn, tôi thường vẽ trên giấy báo lề xin được ở nhà in.
Vần Chải trong mây

Vần Chải trong mây

TP - 1/Vần Chải là bản Mây, bản trong mây. Vượt hết con đèo dài gần nghìn mét từ Yên Minh có ba cua tay áo, mỗi  cua đều dốc ngược lên như bắc thang trèo tường, thì một thung lũng xanh hiện ra. Đó là Sủng Thài, xã cửa ngõ của Đồng Văn. Đi tiếp vài cây số đường theo hướng dây diều là ta tiến dần về xã Vần Chải.
Minh họa: Đỗ Đức.

Lỗi ai?

TP - Sinh thời giáo sư Trần Quốc Vượng kể, trong cuộc nói chuyện tại một trường đại học, khi ông nêu những vấn đề của đất nước xem có ai có ý kiến gì, tất cả yên lặng.
Minh họa: Đỗ Đức.

Nhớ trái mướp

TP - Gia đình tôi làm nông. Ngoài cây lúa, bao giờ bố  cũng dành ra vài sào đất trồng rau, mùa nào thức ấy. Nhưng tôi nhớ mùa rét  bao giờ cũng nhiều loại rau củ nhất: cà chua, cải bắp, su hào, xà lách, lú bú, cải củ…
Minh họa: Đỗ Đức.

Suất thịt trâu

TP - Còn nhớ như in trong đầu hai suất thịt trâu cuối cùng trong buổi chia thịt tết năm ấy. Một của giám đốc,một của trưởng phòng, đều đến muộn. Cả cơ quan gần năm chục suất mọi người nối nhau lấy hết từ chiều, còn sót lại hai vị chắc đang dở việc. Cô Khánh, người lo căng tin cơ quan sốt ruột ngồi trông chờ vì đã năm giờ chiều. Những ngày giáp tết nhà nào cũng lắm việc.
Nắng mùa Giáng sinh

Nắng mùa Giáng sinh

TP - Hà Nội mấy hôm nay nắng hanh. Sắc nắng trong mùa Giáng sinh năm nay có vẻ gì đặc biệt: vàng ươm như rơm ngày mùa đủ nắng và trong veo tơ hồng bám trên bờ rào cúc tần thôn quê. Sắc nắng cho người ta cảm giác như ngửi thấy mùi thơm thanh khiết từ cao xanh gửi tặng cho con người, chia sẻ niềm vui trong tháng Thiên chúa giáng sinh. 
Minh họa: Đỗ Đức.

Xưa như Diễm

TP - Đại hội Hội Mỹ thuật Việt Nam lần thứ 8 vừa kết thúc. Để rộng đường dư luận, Tiền Phong đăng ý kiến của hội viên Đỗ Đức về một số vấn đề của giới mỹ thuật và mong nhận được những ý kiến đa chiều.
Biển cảnh báo

Biển cảnh báo

TP - Nửa thế kỉ rồi, tôi vẫn còn nhớ câu thành ngữ gắn với địa danh trên quê: “Nước cầu Trà /Ma Yên Lãng”.
Sách trắng

Sách trắng

TP - Đã có một thời, văn nghệ dân gian bị coi thường, dường như là thứ văn hóa ngoài lề, bị khi thị rằng “Nôm na là cha mách qué!”.
Vay

Vay

TP - Tôi có một chuyện nhỏ về vay mượn. Đó là những năm bao cấp, khi cô con gái đầu 3 tuổi. Một hôm cháu kêu đau rát ở chân, một vùng tím ngắt như quả bồ quân. Hốt hoảng tôi đưa con vào viện và tức tốc lo tìm mua thuốc.
Trà ướp thẳng vào bông sen, bán 30 ngàn một ấm. Ảnh: Đỗ Đức

Lan man sen Tây hồ

TP - Cách đây mấy năm, thấy Nhật Tân đăng ký thương hiệu đào: Đào Nhật Tân, sau khi Thủ đô đã bán xong vườn đào gốc lấy đất cho đô thị Nam Thăng Long và cho một số quan chức cùng người giàu có. Không biết sen hồ Tây có kịp đăng ký thương hiệu trước khi xóa sổ nốt không nhỉ?
 Minh họa: Đỗ Đức

Nhận diện

TP - Oi nồng. Rồi trời trút cơn mưa rào. Nhìn ra sân nhà, mưa nặng hạt, giọt mưa dày đặc như những mũi tên trận phóng tới tấp cắm phập xuống nền sân làm nước bắn tóe lên như trẻ con chơi pháo đền.
Quốc lộ 31 chạy xuyên qua vựa vải Lục Ngạn (Bắc Giang) thường xuyên tắc nghẽn vì xe tải, xe thồ chở vải quá đông. Ảnh: Nguyễn Đoàn

Vải Thanh Hà

TP - Tôi nhớ thế là đã 21 năm mới lại được ăn trái vải Thanh Hà. Một phần năm thế kỉ chứ có ít đâu. Một người bạn khoe về Thanh Hà hái vải, tôi ngỏ ý bạn dành cho vài trái. Ước muốn của tôi đã được bạn thỏa nguyện.
“Đất bãi bồi”- mực nho trên vải của Lý Cao Tấn (trái) và “Đất Mũi xanh”- sơn dầu của Dương Minh Chiến

Tranh đất Mũi

TP - Nghe bảo mảnh đất sinh trưởng ảnh hưởng khá nhiều đến tính cách con người. Người sinh ra bên dòng sông thì thường mềm mại phóng khoáng, sinh bên bờ biển thì còn thêm dũng mãnh ăn sóng nói gió, sinh trên núi cao thì lầm lì ít nói, sống hướng nội, cho dù hòa với thiên nhiên nhưng luôn phải nghĩ cách để tồn tại. Còn những người sống trên mảnh đất khô cằn thì chắt chiu đến cả giọt mồ hôi, nói chi đến tiền bạc.
Minh họa: ĐỖ ĐỨC

Trong gió nồm nam

TP - Người ta bảo, ngải cứu khi nghe tiếng sấm thì bắt đầu đắng. Hôm trước thăm nhà bạn, được bạn đãi bữa lẩu gà ngải cứu, đắng nghét. Nhớ ra sấm tháng ba có từ gần đầu tháng. Bây giờ lúa đã có “cứt gián”, nghĩa là bắt đầu có mầm đòng.
Minh họa: Đỗ Đức

Nghĩ ở tết quê

TP - Tết này tôi về quê. Năm nay rét dài, mạ bị rét táp, làm lá úa vàng. Ngày 28 tết nước vẫn đang được bắt vào ruộng ngả ải cho đất ngấu nước.
Đèn lồng đỏ ở lối vào chùa Trấn Quốc. Ảnh: Đỗ Đức

Đèn lồng đỏ treo cao

Mùng Một Tết năm nay trời nắng tưng bừng. Từ trưa, đường phố đã đông như trảy hội... Đi chúc Tết. Nhưng đặc biệt là đi chùa.
Minh họa: Đỗ Đức

Nhớ tết quê

TP - Là đứa con xa nhà 48 năm rồi mà cứ tết đến lại nhớ về quê. Nhớ những tết xa xưa thường giáp vụ đổ ải cho vụ chiêm.