“Kungfu phở” thành lẩu thập cẩm

Kungfu trong phim thì có, nhưng chưa đủ để đạo diễn làm được bộ phim tốt.
Kungfu trong phim thì có, nhưng chưa đủ để đạo diễn làm được bộ phim tốt.
TP - Bộ phim Kungfu phở đề tài ẩm thực kết hợp võ thuật chính thức ra rạp ngày 12/8, không thuộc dạng phim thảm họa, nhưng cũng là nồi lẩu thập cẩm không rõ mùi vị.

Chọn phở, ẩm thực truyền thống và được bạn bè quốc tế nhắc đến nhiều nhất để làm phim, nhưng nhà làm phim lại chọn thể loại võ thuật kungfu để thể hiện. Người xem dễ liên tưởng các loại phim như Kungfu đầu bếp, Kungfu Panda. Mà kungfu vốn không phải võ thuật truyền thống của ta, cố gò nó vào bí kíp nấu phở “muốn nấu phở ngon thì kungfu phải giỏi” e không hợp văn hóa Việt. Ngay cách đặt tên nhân vật cũng gợi nhắc đến phim HongKong: Cô Cô, Cồ gia, Vũ gia, Vân Nhi. Công thức thể loại phim này cũng dễ đoán, với hai màn tỉ thí quan trọng mở đầu, kết thúc phim. Chuyện tình cảm, tình huống hài hước, mâu thuẫn trong phim không lạ lẫm với khán giả.

Tạo hình của diễn viên kém chất điện ảnh, thiếu bản sắc. Cách đi đứng, trang phục thiếu thẩm mỹ và sến sẩm. Khẩu khí pha tạp chút kiếm hiệp, nên nếu đem phim chiếu ra nước ngoài người ta dễ nhầm lẫn với nền văn hóa khác.

Ngay đầu phim, nhà làm phim giới thiệu cuộc chiến không khoan nhượng giữa Cồ gia (Mai Sơn) và Vũ gia (Hoàng Phúc), hai môn đệ của Vân Cù đại sư để giành bí kíp nấu phở gia truyền. Ông có hai cô con gái. Con gái cả là Cô Cô (Mỹ Duyên) tính tình kỳ quái, cô con gái thứ là Vân Nhi (Mỹ Uyên), người mà hai môn đệ tranh giành, và sau trở thành con dâu nhà Cồ gia. Vũ gia giành được bí kíp và phất lên trông thấy với 69 cơ sở, còn Cồ gia làm ăn bi đát nguy cơ sập tiệm. 25 năm sau cuộc chiến lặp lại giữa Trọng, Đoàn nhà Cồ gia và Kenny Sung, Châu Nhi bên nhà Vũ gia.

Nhà làm phim chọn cách coi phim thuộc loại giả tưởng, để hợp lý hóa những bối cảnh nửa cổ nửa hiện đại, trang phục cũng không thuộc trường phái, thời gian nào cụ thể. Cứ cho là thế đi, thì kịch bản cũng không thể giấu nổi nhiều chi tiết bất hợp lý. Đơn cử, phở Cồ gia vốn được khen cực ngon, nhưng lại rơi vào tình cảnh ế ẩm, chuẩn bị sập tiệm. Muốn xây dựng tình cảm của cô tiểu thư Châu Nhi và anh chàng người làm tên Đoàn vượt qua sóng gió, nhưng suốt bộ phim chỉ thấy những cảnh vui chơi, lấy lòng người đẹp rất hời hợt. Điều mà đạo diễn nhấn nhiều lần qua lời thoại của nhân vật- muốn nấu được phở ngon thì phải xuất phát từ cái tâm, lại không được thể hiện qua hành động rõ ràng cho lắm.

Đạo diễn Nguyễn Quốc Duy được nhà sản xuất Skyline Media “thuê” làm phim này. Quốc Duy từng làm Cột mốc 23, phim gây thất vọng khi ra rạp. Thế mạnh của đạo diễn trẻ này là làm phim quảng cáo. Trong phim không thiếu cảnh quay đậm chất quảng cáo. Cảnh dùng kungfu ném xương bò vào nấu nước dùng, rồi quay dao thái hành tây, dằn thịt bò khá đẹp mắt. Thế mà đến khi quay đến tô phở, người xem không cảm được vị thơm ngậy-dù chỉ là nhìn hình- một tô phở cầu kỳ về mặt hình thức nhưng thiếu sự kích thích thị giác, vị giác. Trong khi những phim về ẩm thực của các nền điện ảnh khác sẽ khiến khán giả khó lòng ngồi yên, vì mọi giác quan bị đánh thức qua từng thực phẩm lựa chọn, góc máy và bàn tay khéo léo của đầu bếp.

Tạo hình của diễn viên kém chất điện ảnh, thiếu bản sắc. Cách đi đứng, trang phục thiếu thẩm mỹ và sến sẩm. Khẩu khí pha tạp chút kiếm hiệp, nên nếu đem phim chiếu ra nước ngoài người ta dễ nhầm lẫn với nền văn hóa khác. Chất Việt Nam rất ít, địa danh như Nam Định, xe bò bía Sài Gòn xuất hiện thoáng qua trong phim. Cách thoại và từng cử chỉ, ánh mắt cũng toát lên chất cương dễ thấy của
sân khấu.

Linh Sơn (Đoàn) vốn là diễn viên có diễn xuất khá tốt trong phim điện ảnh Hotboy nổi loạn và nhiều phim truyền hình sau đó. Ở Kungfu phở, nhân vật của Sơn có lẽ bị ảnh hưởng của âm hưởng hài, nên từ nét mặt, cử chỉ gây cảm giác quá lố. Diễm My 9X (Châu Nhi) chỉ ưu điểm xinh đẹp, còn đài từ và diễn xuất không mấy tiến bộ sau một loạt phim cả truyền hình lẫn điện ảnh.

MỚI - NÓNG