Khủng hoảng Qatar có thể leo thang thành xung đột quân sự

Khủng hoảng Qatar có thể leo thang thành xung đột quân sự
TPO - Những tính toán địa chính trị và kinh nghiệm lịch sử cho thấy, nếuu ép Qatar bằng các biện pháp ngoại giao và kinh tế không mang lại kết quả, Ả-rập Xê-út và các đồng minh có thể sử dụng hành động quân sự trong vài ngày hoặc vài tuần tới.

Được Ai Cập và các nước đồng minh vùng Vịnh hậu thuẫn, Ả-rập Xê-út đang thực hiện chiến dịch bao vây kinh tế và ngoại giao đối với Qatar, quốc gia láng giềng giàu tài nguyên năng lượng. Chiến dịch này nhằm ép Qatar đi theo đường lối chống Iran của Ả-rập Xê-út và các chính sách quyết liệt khác. 

Trong chuyến thăm Riyadh tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã thể hiện sự ủng hộ đầy đủ để Ả-rập Xê-út thực hiện kế hoạch thiết lập một liên minh quân sự chống lại Iran. 

Sự hậu thuẫn này được cho là càng khiến Ả-rập Xê-út “hăng hái”. Không lâu sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ, hàng loạt nước gồm Ai Cập, UAE, Bahrain và Yemen tuyên bố thực hiện hàng loạt biện pháp cô lập Qatar. 

Những biện pháp bao vây kinh tế đe dọa sẽ làm xáo trộn nền kinh tế của Qatar. Quốc gia nằm trên bán đảo này chỉ có chung đường biên giới trên bộ với Ả-rập Xê-út.

Nhiều tờ báo đưa tin người dân xếp hang dài trước các siêu thị ở Doha để mua đồ dữ trữ, trong bối cảnh có đến 80% trong số 2,3 triệu người đang sống ở Qatar là công nhân nước ngoài. 

Năm 2014, Ả-rập Xê-út và nhiều nước đồng minh khác từng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì Riyadh bị Qatar coi là phe đối lập trong cuộc đảo chính quân sự nhằm lật đổ tổng thống mới trúng cử của Ai Cập Mohamed Morsi, lãnh đạo của phong trào Anh em Hồi giáo.

Cuộc căng thẳng hiện nay có khác đôi chút, nghiêm trọng hơn khi Ả-rập Xê-út thực hiện biện pháp phong tỏa kinh tế để siết chặt nền kinh tế Qatar. 

Còn Qatar lên án Ả-rập Xê-út đang tìm cách đưa họ vào sự “giám hộ”, thậm chí biến Qatar thành một nước chư hầu. 

Mục tiêu của Ả-rập Xê-út được cho là ép Qatar phải xa rời Iran, trong bối cảnh Riyadh và Tehran đứng đầu hai phe đối thủ chính ở khu vực. 
Còn Qatar đang có quan hệ kinh tế sâu rộng với Iran, trong đó có việc cùng khai thác mỏ khí đốt tự nhiên South Pars dưới vùng Vịnh.

Cho đến khi bị loại ra đầu tuần này, Qatar vẫn là thành viên miễn cưỡng của Liên minh quân sự Hồi giáo, một liên minh quốc tế do Ả-rập Xê-út lập nên để chống chủ nghĩa khủng bố nhưng cũng được hiểu là một liên minh Ả-rập dòng Sunni để chống lại một nước Hồi giáo dòng Shia là Iran. 

Nỗ lực đòi chia lại quyền lực

Cuối tuần trước, Qatar được cho là đã yêu cầu nhiều thủ lĩnh của phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine có quan hệ với Iran rời khỏi đất nước. Nhưng Qatar coi việc này là quá ít và quá muộn. 

Vì thế, giới quan sát cho rằng không thể loại trừ khả năng Ả-rập Xê-út sẽ đe dọa Qatar bằng hành động quân sự trong vài ngày hoặc vài tuần tới. Riyadh đã tiến hành một cuộc chiến tại Yemen, với hỗ trợ hậu cần của Mỹ. Năm 2011, Ả-rập Xê-út cũng dẫn đầu chiến dịch can thiệp quân sự vào Bahrain nhằm lật đổ chế độ độc tài. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump và một số quan chức trong chính quyền Mỹ nhiều lần nói thẳng rằng Washington coi Iran như chiếc râu mọc lệch. Trong khi vẫn còn nhiều khác biệt trong giới chính trị Mỹ về thỏa thuận hạt nhân với Iran thì nhiều đảng viên Dân chủ cũng ủng hộ Mỹ tiếp tục các biện pháp trừng phạt kinh tế và đe dọa hành động quân sự đối với Tehran. 

Qatar là nơi đặt Bộ chỉ huy trung tâm của Mỹ và cũng là nơi Mỹ triển khai các cuộc chiến ở Afghanistan, Iraq và Syria, cũng là nơi Mỹ có thể triển khai kế hoạch chiến tranh với Iran. Bahrain là nơi đóng của Hạm đội 5 của Mỹ. 

Căng thẳng leo thang giữa các quốc gia đồng minh của Mỹ ở vùng Vịnh được báo Mỹ New York Times đánh giá là “gây ra những phức tạp mới không mong muốn đối với quân đội Mỹ”. 

Chiến dịch vây hãm do Ả-rập Xê-út đứng đầu nhằm vào Qatar được coi như phát bắn cảnh cáo đối với vai trò liều lĩnh và đầy đe dọa của Mỹ ở khu vực. 

Việc Mỹ vũ trang và khuyến khích các lực lượng cánh tả ở khu vực được cho là có thể dẫn đến khủng hoảng và leo thang quân sự ở khu vực, khiến Mỹ và các cường quốc khác cũng bị lôi vào. 

Xung đột bất ngờ giữa Qatar và Ả-rập Xê-út cho thấy những căng thẳng địa chính trị đã bùng phát và lan khắp khu vực và ngày càng bị bao trùm trong những xung đột giữa các cường quốc và đế quốc lớn. 

Hàng loạt cuộc chiến tranh mà Washington tiến hành ở Trung Đông từ năm 1991 đến nay đã làm thay đổi hàng loạt xã hội, khiến hàng triệu người thiệt mạng, nhiều triệu người trở thành dân tị nạn và đẩy cả khu vực vào chiến tranh và tàn phá.

Những tác động tích lũy đã dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống nhà nước mà Pháp và Anh tạo nên ở khu vực từ cuối Thế chiến 1 cũng như thôi thúc một cuộc đấu tranh đòi sự phân chia lại ở Trung Đông.

Theo Theo WSWS
MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.