TP - Từ sau bão melamine, nỗi khổ cứ ngấm sâu dần vào nông dân chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Phúc; Phù Đổng, Ba Vì (Hà Nội)... Vào đầu tháng 10/2008, nông dân đã phải vắt sữa bò tưới cây, nuôi lợn.
TP - “Chúng tôi đang thu mua sữa ở Vĩnh Tường hơn ba tấn/ngày. Còn Yên Lạc, sắp tới sẽ thu mua 2,5 tấn/ngày”, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) Trần Tuấn Khải cho biết khi được hỏi về hai huyện nông dân đổ bảy tấn sữa trong một buổi sáng.
TP - “Bởi nhu cầu sữa ngày càng tăng, nhưng sản lượng sữa trong nước vẫn hạn chế” - Tiến sỹ Hoàng Kim Giao- Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) nói như vậy khi trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong.
TP - Trong khi nông dân các vùng quanh thủ đô Hà Nội tiếp tục đổ sữa bò do không bán được, doanh nghiệp và cơ quan quản lý đổ trách nhiệm cho nhau và không ai biết khi nào dòng sữa trắng toát thôi chảy xuống cống.
TP - Lãnh đạo Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk) cho biết, doanh nghiệp chưa có ý định nhưng có thể xem xét kiện Bộ Y tế về việc đưa thông tin melaimine khiến doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản.
TP - Sau khi đại diện Bộ Y tế trao quyết định thu hồi quyết định xử phạt trước đó đối với Cty Cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk) sáng 9/1, 180 tấn sữa được gỡ niêm phong.
TP - Sáng 10/1, hơn bảy tấn sữa bò tươi của nông dân nuôi bò sữa ở Vĩnh Phúc bị đổ đi. Tại hai xã Trung Nguyên (huyện Yên Lạc) và Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường), sữa bò được đổ lênh láng.
TP - Trong khi sữa đổ đi hàng tấn mỗi ngày, bò sữa đem bán với giá bò thịt tại huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc), Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho rằng Bộ đã làm hết cách để giúp nông dân, và rằng khó khăn này cả hai phải cùng chia sẻ.
TP - Hôm nay, 6/1, Bộ Y tế sẽ có buổi làm việc với nông dân nuôi bò sữa tại xã Trung Nguyên (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) về việc bà con nông dân tại đây có đơn đòi bồi thường vì phán quyết của Bộ Y tế trong vụ melamine.
TP - PV Tiền Phong trao đổi với luật sư Hà Đăng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) xung quanh việc nông dân tỉnh Vĩnh Phúc khởi kiện Bộ Y tế ra tòa với lý do quan chức của bộ này phát ngôn với báo chí sữa của một Cty nhiễm melamine, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
TP - Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện các giải pháp kiểm soát sản phẩm thực phẩm nhiễm melamine từ tháng 9-12/2008.
TP - "Sáng nay, tôi đã uống sữa của Hanoimilk"-Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã nói như vậy tại trụ sở Cty cổ phần sữa Hà Nội (Hanoimilk), ngày 30/12, khi chứng kiến lễ tiếp nhận máy kiểm nghiệm melamine của Cty này.
TP- Trao đổi với Tiền Phong chiều 30/12, ông Nguyễn Như Tám (57 tuổi), nông dân nuôi bò sữa xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) cho biết đã trực tiếp gửi đơn kiện yêu cầu Bộ Y tế bồi thường thiệt hại tới TAND tỉnh Vĩnh Phúc.
TP - Sau “cơn bão” melamine trong sữa, rất nhiều nông dân nuôi bò sữa vẫn chưa thực sự hồi phục. Hàng loạt nông dân nuôi bò tại xã Trung Nguyên (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) vừa có đơn gửi Bộ Y tế đòi bồi thường.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn sữa Tam Lộc (Sanlu) - trung tâm của vụ bê bối sữa bột nhiễm hóa chất độc hại melamine làm gần 300.000 trẻ em Trung Quốc mắc bệnh sạn thận, trong đó 6 em đã thiệt mạng - sẽ phải ra hầu tòa vào tuần tới và nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với án tử hình.
Hôm nay 24/12, một tòa án tại Thạch Gia Trang (thủ phủ tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) đã tuyên bố Tập đoàn sữa Tam lộc (Sanlu) bị phá sản. Tam Lộc là tập đoàn sản xuất và kinh doanh sữa hàng đầu Trung Quốc và là trung tâm vụ bê bối sữa nhiễm melamine thời gian qua.
TP - Bộ NN & PTNT vừa có Quyết định số 4015 về việc tạm thời chỉ định 12 phòng phân tích, thử nghiệm, phân tích chất melamine trong nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
TP - Những doanh nghiệp có lượng sữa đạt dưới ngưỡng melamine theo quy định cho phép (1mg/1kg thể trọng), đảm bảo vệ sinh, các chỉ số về an toàn thực phẩm thì sản phẩm đó sẽ được đưa ra thị trường, hoặc đưa vào sản xuất.
TPO - Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), Sở NN&PTNT Hà Nội và các Cty: Hà Nội milk, Vinamilk, sữa Quốc tế vừa họp bàn và thống nhất phương án sản xuất, thu gom, tiêu thụ sữa bò tươi trên địa giúp người dân vượt qua khó khăn.
TP - Hôm 11/12, Bộ Y tế đã ban hành quy định mức giới hạn tối đa của melamine nhiễm chéo trong thực phẩm. Bắt đầu từ bây giờ, mọi sản phẩm thực phẩm nhập khẩu sẽ phải kiểm tra hàm lượng melamine.
TP - Trong khi ngưỡng melamine trong thực phẩm dành cho người chưa ban hành và gần nghìn tấn sữa thu hồi vẫn chưa được xử lý theo cách của Bộ Y tế, một doanh nghiệp liên đới đang ở tình thế hết sức khó khăn.
TP - Kiến nghị tái xuất và thiêu đốt các sản phẩm chứa melamine của Bộ Y tế đến nay hầu như vẫn bế tắc, trong khi tuần qua, Bộ NN&PTNT và WHO chính thức công bố giới hạn an toàn của melamine trong thực phẩm, điều mà Bộ Y tế né tránh.
TP - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản gửi Bộ Y tế hướng dẫn việc tiêu hủy sữa nhiễm melamine. Theo đó, có ba phương án tiêu hủy sữa nhiễm melamine được đưa ra để các doanh nghiệp lựa chọn.
TP - Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính xem xét bổ sung, hỗ trợ kinh phí cho việc xử lý, tiêu hủy các sản phẩm nhiễm melamine trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành chức năng.
TP- Sau khi kiên quyết với quan điểm “không chấp nhận thực phẩm có melamin”, Bộ Y tế quyết định cho tái xuất hoặc tiêu hủy gần một nghìn tấn sữa nhiễm melamin, rồi lại cho phép ngưỡng phát hiện melamin trong các phòng thí nghiệm.
TP - Ngày 6/11, Thanh tra Bộ Y tế thông báo, 2 mẫu sữa HiP- Socola (110 ml) lấy tại kho của Hanoimilk (số hàng đã thu hồi từ nhà nhập khẩu) lô sản xuất 11/7/2008, hạn dùng: 11/1/2009 và lô sản xuất ngày 18/8/2008, hạn dùng 18/2/2009 không phát hiện có melamine.
TPO – Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Cục phó Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT, kiểm tra nhanh các mẫu trứng gia cầm tại nhiều địa phương trong những ngày qua, cơ quan chức năng chưa phát hiện mẫu nào nhiễm melamine.
TP - Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) vừa nhận được phiếu kiểm nghiệm, thông báo hai mẫu bánh quy xuất xứ Hồng Kông đang nằm tại cảng, qua lấy mẫu kiểm tra đã phát hiện có melamine.