TPO - Sau khi Cục Hàng không cấp phép cho các hãng tăng cường thêm hàng trăm chuyến bay cho các chặng từ phía Bắc vào TPHCM, hành khách đã có thể mua vé phổ thông với giá chỉ bằng 1/3 so với trước đó khi các chuyến bay chỉ còn vé thương gia.
TPO - Tính tới nay, khách đi hàng không qua sân bay Nội Bài (Hà Nội) dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 tăng mạnh so với dịp Tết Tân Sửu, trong đó ngày cao điểm nhất lượng khách tăng gấp 3.
TPO - Từ nay, xe và tàu khách sẽ được phép hoạt động tối đa tần suất, không yêu cầu ngồi giãn cách trên phương tiện. Riêng với xe khách các địa phương được quyết định theo tình hình thực tế, đảm bảo phục vụ tối đa nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán của người dân.
TPO - Chiếc ô tô tải chở gỗ đỗ vi phạm hành lang an toàn đường sắt, khi tàu chạy tới đã va phải ô tô và kéo đi 1 đoạn, làm đầu máy và 2 toa đầu bị lật, tuyến đường sắt Bắc – Nam bị gián đoạn. Rất may không ai bị thương.
TPO - Những ngày gần đây, sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) và Nội Bài (Hà Nội) có hiện tượng ùn ứ hành khách vào một số khung giờ cao điểm ban ngày, để giải quyết tình trạng này, Cục Hàng không đã điều tiết chuyển một số chuyến bay ban ngày sang bay đêm, bổ sung nhân sự và máy móc phục vụ hành khách.
TPO - Lâu lắm, phải đến dịp Tết này, mới thấy xuất hiện trở lại cảnh sân bay Nội Bài (Hà Nội) tấp nập người đi lại, lượng khách đang tăng từng ngày cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Đặc biệt, lượng khách tăng mạnh sau khi Bộ GTVT gỡ dần các điều kiện với khách đi lại và Chính phủ, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương thống nhất biện pháp giám sát y tế, không cách ly với người về quê đón Tết.
TPO - Do trẻ em dưới 12 tuổi chưa tiêm vắc xin COVID-19, nên theo quy định chung, dù ở vùng dịch nguy cơ ra sao muốn được đi lại nội địa bằng đường hàng không đều phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 mới được lên máy bay. Do đó, Bộ GTVT đề nghị Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể về nội dung này, các đề xuất bỏ xét nghiệm với trẻ em để thống nhất áp dụng.
TPO - Từ nay tới Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, các đoàn của Bộ GTVT sẽ tiến hành kiểm tra việc tổ chức vận tải khách dịp Tết và công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các nhà ga, bến xe trên toàn quốc.
TPO - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) giao Cục Hàng không xem xét, chủ động quyết định việc tăng tần suất bay nội địa trong giai đoạn Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Dù vậy, thực tế tới nay việc bán vé máy bay Tết khá chậm, khách có nhiều lựa chọn chuyến bay, với giá vé không quá cao như các năm trước.
TPO - Để đảm bảo giao thương, người dân đi lại vừa thích ứng an toàn với dịch COVID-19, đặc biệt dịp Tết sắp tới, cử tri một số địa phương kiến nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chỉ đạo các tỉnh thành cả nước tạo thuận lợi cho giao thương, đi lại.
TPO - Các hãng hàng không nội địa vừa đồng loạt công bố khuyến mại vé máy bay Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, nhưng vé giá rẻ chỉ áp dụng với các chiều bay ít khách, chiều bay nhu cầu cao đặc biệt từ TPHCM đi trước Tết và ngược lại sau Tết vẫn không hề rẻ.
TPO - Cục Hàng không sẵn sàng đề xuất Bộ GTVT cho phép tăng chuyến bay để đáp ứng nhu cầu đi lại Tết của người dân nếu lượng khách tăng cao, nhưng thực tế tới nay số vé bán ra cho giai đoạn Tết Nguyên đán vẫn chậm. Dù khách đặt ít, nhưng số lượng chuyến bay ít nên vé dịp cao điểm Tết giá không rẻ.
TPO - Theo Cục Hàng không, kế hoạch khai thác hàng không chở khách nội địa đang áp dụng sẽ hết hạn vào ngày 30/11, kế hoạch mới đã được cơ quan này đệ trình và đang chờ Bộ GTVT phê duyệt. Dự kiến, từ tháng 12 tới sẽ tăng tần suất khai thác cho các hãng, tiến tới bình thường trở lại từ đầu năm 2022 để các hãng chủ động bán vé cả năm, đặc biệt dịp Tết sắp tới.
TPO - Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị liên quan của bộ, Sở GTVT các địa phương lên kế hoạch vận tải khách để mọi người dân đều được về quê đón Tết, không để thiếu phương tiện, vừa đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.
TPO - Cục Hàng không vừa có văn bản đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) kế hoạch về hoạt động bay chở khách thường lệ nội địa, với phương án tăng tần suất khai thác cho giai đoạn cuối tháng 11, để các hãng trở lại trạng thái bay bình thường từ tháng 12 tới.
TPO - Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 bùng phát trong cộng đồng đúng vào dịp cao điểm đi lại Tết Nguyên đán Tân Sửu, các doanh nghiệp vận tải thiệt hại nặng, đặc biệt là với đường sắt và hàng không.
TPO - Từ đầu giờ chiều 16/2 (tức mùng 5 Tết), người dân ùn ùn trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, khiến tuyến đường cửa ngõ phía Nam của Thủ đô ùn ứ một số đoạn.
TPO - Từ chiều 9/2, toàn bộ hành lý của hành khách đi/đến sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) sẽ được phun khử khuẩn tự động nhằm phòng chống dịch COVID-19, sau khi hàng loạt ca nhiễm bệnh được phát hiện là nhân viên bốc xếp tại sân bay này.
TPO - Đường sắt giảm 30% giá vé với tất cả các đoàn tàu Thống nhất xuyên suốt dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, sau khi có tới 50% số vé tàu Tết bị trả lại do người dân lo ngại dịch COVID-19 đã huỷ kế hoạch về quê.
TPO - Cục Hàng không yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị ngành hàng không dân dụng nâng mức phòng chống dịch bệnh COVID-19 lên mức cảnh báo cao nhất, đặc biệt là tại cảng hàng không và cơ sở điều hành bay.
TPO - Sau khi nhiều khách bỏ chuyến bay vì lo ngại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4, trong 2 ngày gần đây khách đi hàng không đã bắt đầu phục hồi lại, theo số liệu từ Cục Hàng không.
TPO - Uỷ ban ATGT Quốc gia vừa công bố số điện thoại đường dây nóng các đơn vị để tiếp nhận phản ánh của người dân về hoạt động vận tải và đảm bảo trật tự, ATGT trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
TPO - Tính tới sáng 4/2, đã có hơn 62.000 vé tàu dịp Tết Nguyên đán khách trả lại, đường sắt thiệt hại hơn 52 tỷ đồng. Do khách trả vé cao, đường sắt đã phải dừng khai thác một số tàu theo kế hoạch chạy Tết.
TPO - Từ khi dịch COVID-19 bùng phát trong cộng đồng tới nay, các đường sắt đã trả hơn 32.000 vé và cũng đã trả lại hơn 30 tỷ đồng tiền vé cho khách hủy vé. Với dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, thiệt hại của đường sát được dự báo còn tiếp tục tăng, dòng tiền mặt đã hầu như không còn.
TPO - Trước diễn biến dịch COVID-19 bùng phát tại một số địa phương trên cả nước, đặc biệt là tại Hải Dương và Quảng Ninh, các đơn vị trong lĩnh vực hàng không đã kích hoạt phương án ứng phó cấp độ cao, để vừa đảm bảo hoạt động hàng không, vừa chống lây nhiễm dịch bệnh. Đặc biệt, khi hàng không đã bước vào giai đoạn cao điểm phục vụ nhu cầu đi lại Tết Nguyên đán Tân Sửu.
TPO - Các địa phương được tự quyết định về hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn căn cứ theo diễn biến dịch COVID-19, hoạt động vận tải khách tại các địa bàn chưa công bố dịch được hoạt động bình thường.
TPO - Trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu tới, các hãng hàng không nội địa đều tăng cường khai thác đường bay trong nước, với trung bình 1.000 chuyến bay/ngày, có ngày cao điểm lên tới 1.200 chuyến bay/ngày. Số lượng chuyến bay tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm trước.
TPO - Dịp nghỉ Tết Dương lịch 2021 năm nay do vào Thứ 6, sau đó là 2 ngày cuối tuần, nên người lao động được nghỉ 3 ngày lên tiếp. Số ngày nghỉ phù hợp để các gia đình nghỉ ngơi đi du lịch cùng nhau, hoặc về thăm gia đình. Dù vậy, sau 1 năm ảnh hưởng bởi dịch COVDI-19, nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi của người dân đã giảm thây rõ không chỉ ngày thường mà cả ngày Tết.
TPO - Các hãng hàng không Việt Nam vừa đồng thời phát thông báo sẽ nhận chuyển đào, mai dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, với giá khoảng 500 nghìn đồng/bó.