Xóm Cà Lò

Chuyện người gieo chữ ở Cà Lò

TP - Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, Lý Thanh Trầm về quê hương, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, gieo chữ. Sau 6 năm “trồng người”, nữ giáo viên sinh năm 1991 được phân công đến điểm trường Cà Lò, thuộc Trường Phổ thông dân tộc bán trú Khánh Xuân, Bảo Lạc. Cà Lò là xóm xa xôi, văn minh chưa gõ cửa, không điện, không nước, không sóng điện thoại…
Hoa hậu Đỗ Thị Hà (thứ 4 từ trái qua) cùng các chiến sĩ ở đảo Trường Sa đọc báo Tiền Phong Ảnh: Dương Triều

Mãi còn nhịp sống báo in

TP - Tôi hỏi nhà văn, họa sĩ Đặng Lưu San: Nhiều người nói báo in (báo giấy) đã lỗi thời, đang hấp hối trong thời công nghệ số. Chị nghĩ sao? Tác giả Hoa xuyến chi vẫn nở đáp: “Theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử báo chí, báo in ra đời sau năm 1447 khi máy in xuất hiện từ phát minh của Johann Gutenberg. Báo in như một vật phẩm rất thân thiết trong đời sống văn hóa con người trong nhiều thế kỷ. Điều đó chứng tỏ nó có sức hút đặc biệt”.
Bìa sách của Phạm Luận

Bức chân dung đặc biệt của họa sĩ Phạm Luận

TP - Cuộc đời và sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nguồn cảm hứng vô tận trong thi ca, nhạc họa. Khi Tổng Bí thư vừa nằm xuống, rất nhiều bài thơ, bức tranh lấy cảm hứng từ bác đã được công khai và dành được nhiều tình cảm của công chúng. Nhưng có một bức chân dung về Tổng Bí thư lại chưa từng xuất hiện trong bất kể triển lãm nào, được Phạm Luận, một tên tuổi của hội họa Việt Nam đương đại, vẽ mừng sinh nhật lần thứ 80 của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cố nhạc sĩ Phan Nhân trong ký ức người vợ

Cố nhạc sĩ Phan Nhân trong ký ức người vợ

TP - NSƯT Phi Điểu kể rằng nhiều người cứ tưởng ca khúc Bài ca cho em được cố nhạc sĩ Phan Nhân (1930-2015), chồng bà, viết tặng bà. Nhưng không phải. Cả đời viết nhạc, Phan Nhân không sáng tác riêng tặng vợ. Bóng hồng trong ca khúc của ông được nhào nặn chủ yếu bằng tưởng tượng. Và trái tim Phan Nhân cũng không dành tặng riêng chị em.
Tác giả Lê Thiện Hiếu với ông bà, những nhân vật trong ca khúc gây “bão” một dạo: “Ông bà anh”

Nhạc trẻ đâu chỉ có 'anh yêu em'

TP - Cũng chẳng ai nghĩ một ngày người viết “đôi khi ta gặp nhau để dạy nhau cách sống trong khổ đau” lại “đổi gió” viết “Một vòng Việt Nam”, ca ngợi dải đất hình chữ S.
Nghệ sĩ Hồng Sáp trong đời thường

Đời khổ hơn cả những vai khổ nhất

TP - Năm nay người đóng vai dì ghẻ trong tuồng cải lương Tấm Cám năm nào đã bước sang tuổi 87. Bà nói, bà bao nhiêu tuổi thì cũng gần chừng ấy năm tuổi nghề, vì bà bén duyên nghệ thuật từ sớm. Nhưng chưa bao giờ Hồng Sáp được nếm trải “hào quang rực rỡ” của nghề diễn. Cuộc đời bà cũng chỉ toàn nốt trầm buồn thương, từ tình duyên đến con cái.
Tranh rồng của cố danh họa Nguyễn Tư Nghiêm (thuộc sở hữu của nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn)

Rồng trong tranh Việt

TP - Nhà giáo ưu tú Đoàn Văn Nguyên, cựu giảng viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007, lý giải: “Vẽ rồng khó đẹp vì đó là con vật của tưởng tượng, không có thật. Tưởng tượng kiểu gì cũng không được ra rắn, ra mèo… Khó ở chỗ ấy”. Nhưng càng khó càng thách thức họa sĩ chinh phục. Vì thế, tranh rồng vẫn rộn ràng, phong phú, đủ thỏa mãn nhu cầu thưởng thức và sở hữu của người yêu hội họa Việt.
Chân dung tự họa của Lê Anh Hoài

Chủ nhật gặp Mr Búp Bê

TP - Không cần bàn về sức sống của chuyên mục gỡ rối tơ lòng. Trên Tiền Phong Chủ nhật là mục Tơ lòng do Mr Búp Bê phụ trách. Bởi nó đã trở thành thương hiệu không chỉ của Tiền Phong mà còn có ở một số tờ báo, tất nhiên mang tên khác và có phong cách khác. Vậy phía sau mục Tơ lòng có những chuyện gì và Mr Búp Bê là ai?
NSƯT Trần Hùng và ký ức 'Thời xa vắng'

NSƯT Trần Hùng và ký ức 'Thời xa vắng'

TP - Trần Hùng nguyên là “quân” của Hãng phim truyện Việt Nam. “Gia tài” nhà quay phim tích luỹ được đến khi nghỉ hưu gồm khoảng 600 tập phim truyền hình và vỏn vẹn 5 phim nhựa. Nhưng anh lại được ghi nhận ở mảng phim nhựa, hai lần “ẵm” Cánh diều vàng, dành cho quay phim xuất sắc nhất với “Thời xa vắng” (2004), “Chuyện của Pao” (2005). Trần Hùng mãn nguyện với “Thời xa vắng”.
Một số tác phẩm của Nguyễn Đình Toán

Cứ gọi tôi là Nguyễn Đình Toán

TP - Thi sĩ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo đặt cho bạn mình mấy biệt danh có vẻ hợp xu hướng: “Thống đốc ngân hàng ảnh văn nghệ sỹ”, “Vua ảnh văn nghệ sỹ”. Nguyễn Đình Toán không phản đối không phải vì ưng bụng mà có lẽ ông sợ người bạn của mình mất vui. Bây giờ tác giả “Khúc hát sông quê” đã xa ngàn trùng, ông chia sẻ: Không thích làm “vua”, “quan”, cũng đừng gọi ông là nghệ sỹ hay nhiếp ảnh gia. Ông chỉ muốn được gọi bằng tên họ của mình: Nguyễn Đình Toán.
Đội Việt Nam đang thi đấu

Học trò đất nghèo làm nên chuyện ở xứ cờ hoa

TP - Như một giấc mơ có thật, nhiều người theo dõi và ủng hộ đội tuyển Robotics 11 Cao Bằng bình luận như vậy, khi tin vui từ nước Mỹ vừa bay về: 3 học sinh người Tày Trường THPT Chuyên tỉnh Cao Bằng đã “làm nên chuyện” ở giải vô địch thế giới VEX Robotics, từ ngày 30/4 đến 3/5, tại thành phố Dallas, Mỹ. Tin mới nhất, đêm 6/5/2023, bốn cô trò về tới Hà Nội, Việt Nam. Hành trình đi đến thành tích của họ hôm nay mới là câu chuyện đáng nói…
Cảnh trong phim “Sao Tháng Tám”

Chị Nhu 'Sao Tháng Tám' trở lại…

TP - Chị Nhu trong bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam “Sao Tháng Tám” năm nào giờ đã thành bà ngoại của đàn cháu thơ. Mùa thu năm nay, cũng là mùa sinh nhật của chị Nhu, một tin vui đến với khán giả yêu mến “ngôi sao” của sân khấu và điện ảnh một thời: Trong danh sách 139 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sỹ Nhân dân” lần này, đã có tên NSƯT Thanh Tú. Sắp bước sang tuổi 80, chị Nhu sẽ trở lại với khán giả trên sân khấu kịch thể nghiệm mang tên “Sao Xanh”.
Chàng trai người Dao vào đại học bằng… tay trái

Chàng trai người Dao vào đại học bằng… tay trái

TP - Mất một cánh tay do tai nạn, nhà rất nghèo, nhưng chàng trai người Dao vẫn nuôi giấc mơ vào đại học. Chàng đã chạm tay vào giấc mơ ấy. Ngày xuống thủ đô nhập học, Lý Dào Quyên mang theo một bao gạo quê cùng nồi, chảo… lỉnh kỉnh, lơ ngơ đến nỗi bị xe ôm “chặt chém”.
Nghệ sỹ Lý Hùng

Nghệ sỹ Lý Hùng và hành trình 'sạch'

TP - Những ngày này khi diễn viên, đạo diễn Việt Trinh tuyên bố giải nghệ, khán giả lại quan tâm đến “người tình màn ảnh” một thời của chị, nghệ sỹ Lý Hùng. Không còn ở thời đỉnh cao, song anh vẫn tràn đầy nhiệt huyết với hoạt động nghệ thuật, giải trí. Lý Hùng vẫn đóng phim, vẫn đi hát, vẫn làm MC, vẫn tham gia gameshow… Anh còn “tiêu xài” quãng đời độc thân của mình cho công tác thiện nguyện.
Bìa "Chút sen còn lại"

Hồng Thanh Quang và 'Chút sen còn lại'

TP - Mới gặp Hồng Thanh Quang, tôi mừng vì thấy sắc diện, giọng nói của anh đã trở lại phong độ gần như xưa. Anh khoe: Thời điểm này có thể nói bệnh ung thư trong cơ thể anh đã được khống chế.
Phi Nhung - Mạnh Quỳnh

Ca khúc tự sáng tác cuối đời của Phi Nhung: 'Là gì thế, danh lợi ơi? Ta đã khổ vì danh...'

TP - Ngay khi Phi Nhung vừa nằm xuống, tôi liên tiếp kết nối điện thoại với “người tình sân khấu” của chị, nam ca sỹ Mạnh Quỳnh, đang ở Mỹ. Sau 3 ngày nỗ lực kết nối không thành công, bỗng nhiên tôi nhận được tin nhắn của Mạnh Quỳnh: “Xin lỗi em nha! Mấy hôm nay Quỳnh không trả lời điện thoại hay tin nhắn của ai cả. Thư thả cho Quỳnh vài hôm nữa”.
Liveshow “Chuyện tình”

Nhạc sỹ Trần Tiến lên tiếng vụ Văn Giá bị tố 'đạo' thơ: Có gì mà ồn ào!

TP - Làng văn mùa giãn cách xã hội bỗng sôi nổi khi nhà thơ Trần Mạnh Hảo bất ngờ lên tiếng: Bài thơ “Mùa thi đổ lửa” của Văn Giá “đạo” ca từ bài “Ngẫu hứng phố” của Trần Tiến. Có người đứng ra “bênh” Văn Giá, thậm chí còn nhân tiện “soi” Trần Mạnh Hảo cũng “đạo” thơ của những tác giả lẫy lừng. Trần Mạnh Hảo phản bác lại… Cuộc tranh luận đã đi quá xa. Giữa lúc này nhạc sỹ Trần Tiến lên tiếng: “Bài ca của tôi là bông hoa dâng tặng cuộc đời. Ai thích cứ lấy!”
Họa sỹ Đặng Tiến nhiều lần tặng tranh đấu giá trong mùa dịch

Nghệ sỹ và áp lực mùa giãn cách

TP - Có một nhà báo phía Nam nói vui: “Sản phẩm bán chạy nhất trong mùa dịch có thể kể đến là… bàn phím máy tính. Vì dịch ở nhà rảnh nên xuất hiện nhiều “nhà đạo đức”, “nhà phê bình”… Lực lượng hứng chịu khá nhiều chỉ trích tại thời điểm này lại chính là những nghệ sỹ nổi tiếng. Nhưng trên hết, vẫn là tấm lòng của họ dành cho người dân nghèo giữa mùa dịch.
Nhạc sỹ Vũ Hoàng (ngoài cùng, bên trái) với thanh niên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội Sinh viên Việt Nam Ảnh: NVCC

Nhạc sỹ Vũ Hoàng với thanh niên

TP - Tác giả “Khát vọng tuổi trẻ” tâm sự, nếu không có ký ức “3 cùng” với thanh niên, cùng ăn, cùng ở, cùng lao động thì ông không thể viết bài ca đi vào trái tim thế hệ trẻ: “Đường dài quê hương đang gọi mời/Tuổi trẻ hôm nay chung tay xây đời mới/Dù lên rừng hay xuống biển/Vượt bão giông, vượt gian khổ/Tuổi trẻ kề vai vững vàng chân bước bạn ơi…”. 
Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025. Bắt tay vào nhiệm kỳ mới, Hội vừa thành lập các Hội đồng chuyên môn và các Ban công tác

Quanh chuyện 'hội đồng mới' của làng văn

TP - Danh sách các Hội đồng chuyên môn và Ban công tác Hội Nhà văn Việt Nam khóa X vừa được công bố, làng văn lại rộn ràng. Một số nhà văn băn khoăn, một tác giả tên tuổi nhưng liệu có làm tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng văn xuôi? Rồi những câu hỏi khác: Tác giả nọ, kia thế nào? Sao chưa từng nghe tên? Ban Nhà văn Trẻ mà thành viên hội đồng lại không trẻ v.v..
Chân dung Hồng Thanh Quang, do ông tự chụp

Nhà thơ Hồng Thanh Quang: Thức dậy sau 'bão'

TP - Khi năm Tân Sửu vừa sang, mở một ấn phẩm tết chuyên dòng làm đẹp, bỗng gặp bài thơ “Năm mới” của Hồng Thanh Quang được in trang trọng: “Đúng thông lệ nhưng rất không thường nhật/Năm mới sang như chuyện tất nhiên rồi/Khi đã lịm trời hoa rạng rỡ/Ta nhìn nhau, muốn nói, lại yên lời…”.  Vẫn là một Hồng Thanh Quang đa tình, đa cảm như thuở “Người đàn bà giấu đêm vào trong tóc”. Nếu chỉ đọc thơ nào ai hay, Hồng Thanh Quang vừa trải qua biến cố dữ dội trong đời.
Một cảnh trong phim "Truyền thuyết về quán tiên"

Chuyện người viết 'truyền thuyết về quán tiên'

TP - “Xuân Thiều toàn tập”, NXB Văn học ấn hành, gồm 4 tập, dày như một sự thách thức độc giả thời 4.0. Thế mà hỏi Thiều Quang, con trai cả của cố nhà văn, rằng: “Anh đọc hết sách của cha không?”. Anh cười, đáp: “Tác phẩm của cha về cơ bản tôi đọc hết”. Vị doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực tài chính còn hỏi lại tôi: “ Thế cô đã đọc Truyền thuyết về Quán Tiên chưa?”.
Nhà văn Ngô Thảo với bạn văn

Người hiền làng văn tái xuất

TP - Lời vào sách mới của Ngô Thảo khiến người ta cảm động: “Là lớp hậu sinh, nhưng năm nay cũng đã vào tuổi 80, trông lại, thấy mình may mắn được tại thế lâu hơn nhiều bậc đàn anh tài năng, trước khi nối bước theo họ, tôi tập hợp một số bài viết trong nhiều thời gian, về mấy tác giả mà bằng nhiều cách tôi từng quen biết: Nguyễn Ngọc Tấn- Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Thu Bồn làm nên tập tư liệu văn học Bốn nhà văn nhà số 4”.
Tác phẩm Người thổi sáo

Nguyễn Quang Thiều vẽ

TP - Chưa từng học vẽ mà vẫn vẽ rào rào, triển lãm rực rỡ, ăn khách đến mức bán được hết,  xong triển lãm cất được gian nhà xinh xinh cho cha… Ðó là chuyện đời thường của tân Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Một điều thú vị khác, Quang Thiều mê hoa cải. Anh viết “Mùa hoa cải bên sông” chơi vơi trong những mảnh ký ức về quê nhà.
Từ Ninh và các con khi nhỏ (ảnh: NVCC)

Chuyện người con thứ 6 của nhà văn Kim Lân

TP - Anh là con thứ 6 trong gia đình 7 anh chị em, cha đã nổi tiếng rồi mà đa phần anh chị em cũng là người nổi tiếng. Nhưng chính vì thế Từ Ninh lại chọn một cách ứng xử khác. Từ Ninh lặng lẽ bề ngoài nhưng cái tôi bên trong mãnh liệt. Anh bảo: Sợ nhất khi người ta khen tranh tôi đẹp giống tranh… anh Thành Chương.
Từ trái sang: Nhà thơ Nguyễn Phan Hách, nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn Vũ Từ Trang Ảnh: Internet

Nghề 'yểm trợ' của nhà văn Kinh Bắc

Cuộc thi tiểu thuyết lần thứ V của Hội Nhà văn Việt Nam sẽ vinh danh nhà văn Vũ Từ Trang với cuốn tiểu thuyết “Và khép rồi lại mở”. Ông là cái tên quen thuộc của làng văn, ở cả hai mảng, thi ca và văn xuôi, ngoài tiểu thuyết, Vũ Từ Trang còn được đánh giá là người viết chân dung văn học ghi dấu ấn đặc biệt. Nhưng ít độc giả biết rằng, Vũ Từ Trang từng có thời gian gác bút để mở doanh nghiệp, ông cũng thành công ở vai trò doanh nhân. 
Tô Chiêm

Tô Chiêm: Họa sĩ yêu sách và viết sách

TP - Rắp tâm viết về Tô Chiêm vài lần, mới đầu tôi chỉ định khoanh vùng trong mảng hội họa vì cũng chỉ biết anh là một họa sỹ. Gần đây mới phát hiện, cái gã hay ngồi cà phê với tôi, ngoài tài cầm cọ còn nhiều “trò” khác, thú vị không kém.