Phi công Hàn Quốc tham gia thử nghiệm F-35 Lightning II

Chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II
Chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II
TPO - Trong tương lai gần, không quân Hàn Quốc sẽ được tham gia vào quá trình thử nghiệm chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II do hãng chế tạo máy bay Lockheed Martin của Mỹ sản xuất.

Tuy nhiên, theo hãng tin Lenta, phi công Hàn Quốc không trực tiếp lái F-35, mà sẽ được quan sát và đánh giá dòng tiêm kích thế hệ 5 này từ một máy bay khác.

Theo giải thích của hãng chế tạo máy bay Lockheed Martin, phi công Hàn Quốc không có giấy phép của chính phủ Mỹ, cũng như các chứng chỉ huấn luyện bay thích hợp.

Cơ quan Mua sắm quốc phòng Hàn Quốc cũng xác nhận, quá trình đào tạo phi công lái F-35 cần tối thiểu 6 tháng.

Ngoài việc cử phi công tới Mỹ, Hàn Quốc cũng đưa 10 chuyên viên tới thăm và làm việc tại các cơ sở chế tạo và thử nghiệm chiến đấu cơ F-35 Lightning II.

Sau khi kết thúc chuyến làm việc kéo dài nửa tháng tại Mỹ, chuyên gia Hàn Quốc sẽ đưa ra kết luận về khả năng thực hiện hợp đồng mua dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 này với Mỹ.

Năm 2013, Hàn Quốc cho biết có thể mua 40 chiến đấu cơ F-35 Lightning II. Nếu hợp đồng được ký, năm 2018, Hàn Quốc sẽ nhận lô F-35 Lightning II đầu tiên và những chiếc còn lại được chuyển giao trong thời gian 4 năm.

Hàn Quốc dự kiến trong tương lai sẽ sử dụng chiến đấu cơ F-35 Lightning II mới thay thế dần 150 chiến đấu cơ F-4 Phantom II và F-5 Freedom Fighter/Tiger II cũ hiện có trong biên chế.

F-35 là phản lực chiến đấu đa nhiệm thế hệ thứ năm, ra đời nhằm thực hiện các cuộc tấn công mặt đất, trinh sát và phòng không.

F-35 có ba biến thể chính: F-35A, F-35B (cất cánh với đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng) và F-35C (dành cho các tàu sân bay).

Chuyến bay đầu tiên của F-35 diễn ra vào ngày 15/12/2006. Ước tính, F-35A trị giá 153,1 triệu USD/chiếc, F-35B trị giá 196,5 triệu USD/chiếc trong khi F-35C trị giá 199,4 triệu USD/chiếc.

Dự án phát triển F-35 do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ dẫn đầu. Anh, Israel, Italy, Hà Lan, Australia, Canada, Na Uy, Đan Mạch và Thổ Nhĩ Kỳ cũng tham gia dự án.

F-35 dài 15,67 m, sải cánh 10,7m, nơi cao nhất đạt 4,33 m. Tải trọng cất cánh rỗng của F-35 đạt 13,3 tấn trong khi tải trọng cất cánh tối đa của chiếc máy bay lên tới 31,8 tấn. 

Một động cơ duy nhất cho phép F-35 di chuyển với vận tốc Mach 1,6+, tương đương 1.930 km/h.

Trần bay tối đa của F-35 lên tới 18,288 m, còn phạm vi hoạt động tối đa của nó đạt 2.220 km.

F-35 mang một pháo 4 nòng GAU-22/A Equalizer, cỡ nòng 25 mm. Sáu giá treo dưới cánh cùng khoang vũ khí trong thân cho phép F-35 triển khai tên lửa đối không, đối đất, đối hạm và bom các loại.

Theo Theo Lenta
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.