Pháp âm thầm đưa tàu Mistral thứ hai của Nga ra biển thử nghiệm

Tàu hỗ trợ đổ bộ mang trực thăng Mistral mang tên Sevastopol tại nhà máy đóng tàu Pháp
Tàu hỗ trợ đổ bộ mang trực thăng Mistral mang tên Sevastopol tại nhà máy đóng tàu Pháp
TPO - Tàu hỗ trợ đổ bộ mang trực thăng Mistral thứ hai theo hợp đồng ký với Nga năm 2011 đã được công ty DCNS của Pháp đưa ra biển, sẵn sàng cho cuộc thử nghiệm dự kiến diễn ra giữa tháng này.

Hãng Interfax dẫn nguồn tin từ Tập đoàn Rosoboronexport của Nga cho biết, tàu hỗ trợ đổ bộ mang trực thăng Mistral, được Nga đặt tên là Sevastopol đã được Pháp đưa ra biển, sẵn sàng cho cuộc thử nghiệm vào giữa tháng 3/2015.

Tàu hỗ trợ đổ bộ mang trực thăng Mistral Sevastopol thuộc gói hợp đồng trị giá 1,2 tỷ euro do Tập đoàn Rosoboronexport của Nga và công ty DCNS của Pháp ký kết hồi tháng 6/2011 để xây dựng 2 tàu hỗ trợ đổ bộ trực thăng cho Hải quân Nga.

Theo các điều khoản của hợp đồng, việc bàn giao tàu Mistral đầu tiên mang tên Vladivostok tiến hành vào ngày 1/11/2014. Tàu thứ hai mang tên Sevastopol dự kiến bàn giao ngày 1/11/ 2015.

Tuy nhiên, Paris tạm đình chỉ việc chuyển giao Vladivostok cho Nga liên quan tới tình hình Ukraine. 

Theo các điều khoản hợp đồng, một khi không thực hiện việc chuyển giao, Pháp có thể sẽ bị phạt 3 tỷ euro do vi phạm hợp đồng. 

Tàu hỗ trợ đổ bộ trực thăng Mistral dài 199m, chiều ngang 32m, độ mớn nước 6,2m, lượng giãn nước toàn tải 22.600 tấn, thủy thủ đoàn 177 người.

Các liên đội Không quân dự kiến được biên chế trên các tàu lớp Mistral của Nga, bao gồm 8 chiếc máy bay trực thăng tấn công Kamov Ka-52K và 8 chiếc máy bay trực thăng vận tải tấn công Ka-29/31 Helix.

Tàu Mistral đủ khả năng chuyên chở tới 40 xe tăng và 600 binh sĩ, với phạm vi hoạt động 40.000km, hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng Hải quân Nga.

Theo Theo Lenta/Interfax
MỚI - NÓNG
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.