Pháp nhùng nhằng, Nga sẽ xẻ thịt tàu Mistral?

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin từng bóng gió, nếu Pháp không bàn giao tàu, Nga có thể biến Mistral thành đống sắt vụn. Vậy thực hư chuyện này thế nào?

Nga từng tuyên bố, nếu Pháp không bàn giao, Mistral sẽ biến thành sắt vụn

Vụ việc nhùng nhằng xoay quanh việc bàn giao chiếc tàu sân bay trực thăng đầu tiên Pháp đóng cho Nga mang tên Vladivostok vẫn chưa đi đến hồi kết. Ngày 19-12 vừa qua, Tổng thống Pháp tiếp tục tái khẳng định sẽ không bàn giao tàu đổ bộ lớp Mistral mang tên Vladivostok cho Nga cho đến khi nào tình hình Ukraine chưa có những biến chuyển tích cực.

Được biết, Nga đã đặt Pháp đóng 2 chiếc tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral vào tháng 6-2011 trị giá 1,6 tỉ USD. Theo kế hoạch, chiếc đầu tiên mang tên Vladivostok sẽ được bàn giao cho hải quân Nga vào cuối năm 2014, trong khi chiếc thứ 2, mang tên Sevastopol, sẽ được bàn giao vào năm 2015.

Tuy nhiên, việc thực hiện hợp đồng này gặp nhiều rủi ro sau khi các nước phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga do nước này bị cáo buộc can dự vào cuộc khủng hoảng tại Ukraine và Pháp đã nhùng nhằng nước đôi chưa chịu bàn giao chiếc tàu đầu tiên này cho Nga.

Việc bàn giao tàu chiến lớp Mistral đang là tâm điểm của dư luận khi mà Pháp đã trì hoãn giao tàu chiến cho Nga theo quy định của hợp đồng vào tháng 11 này, để “hưởng ứng” lệnh cấm vận, trừng phạt của Mỹ và EU đối với Nga, có liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine.

Tàu đổ bộ trực thăng thứ 2 lớp Mistral mang tên Sevastopol hạ thủy ngày 20-11 vừa qua, xa xa là tàu Vladivostok

Tàu đổ bộ trực thăng thứ 2 lớp Mistral mang tên Sevastopol hạ thủy ngày 20-11 vừa qua, xa xa là tàu Vladivostok

Đứng trước viễn cảnh Pháp không giao tàu, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận mọi phương án. Nếu Pháp cương quyết không giao tàu, Nga sẽ sử dụng tiền mua Mistral và tiền phạt hợp đồng để tự đóng tàu sân bay trực thăng, còn Pháp buộc phải dỡ tàu để Nga tháo gỡ hệ thống cáp thông tin của họ đã lắp đặt trên tàu và mang phần đuôi về Nga. Khi đó, Mistral chỉ còn là đống sắt vụn.

Một quan chức Nga còn trình bày chi tiết là “tuyến cáp quang dùng trong hệ thống thông tin liên lạc trên tàu Mistral là của Nga sản xuất, chỉ khi nào Pháp tháo trả lại hệ thống này cho Nga thì họ mới có quyền sử dụng. Tuy nhiên, nếu muốn tháo bỏ hệ thống cáp này, đồng nghĩa với việc phải dỡ bỏ toàn bộ con tàu”.

Theo Itar-Tass, hồi tháng 9 năm nay, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã từng cảnh báo, nếu Pháp hủy hợp đồng không giao tàu cho Nga thì họ cũng không được bán cho ai hay đem vào sử dụng mà phải phá hủy chúng đi. Lý do là một phần ba linh kiện của tàu là do Nga chế tạo.

"Trước hết, phần đuôi của Mistral đã được thực hiện tại Nhà máy đóng tàu Baltic ở St Petersburg. Đó là lý do tại sao nếu họ muốn giữ con tàu, chúng ta sẽ buộc phải phá lấy đi phần đuôi của nó mang về Nga sử dụng cho các tàu khác" - vị phó Thủ tướng phụ trách mảng công nghiệp quốc phòng Nga nói.

Phần đầu tàu được đóng tại Pháp và đuôi tàu được đóng tại Nga

Phần đầu tàu được đóng tại Pháp và đuôi tàu được đóng tại Nga

Nếu Nga có được phần đuôi và hệ thống cáp thông tin liên lạc mang về thì việc triển khai đóng thêm phần đầu để ráp nối một con tàu hoàn chỉnh sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Vậy tuyên bố trên là như thế nào? Nga có quyền tháo dỡ phần đuôi và hệ thống thông tin liên lạc của tàu hay không?

Nga có quyền "xẻ thịt" tàu Mistral

Lật lại quá trình đóng tàu đổ bộ trực thăng khổng lồ lớp Mistral đầu tiên cho Hải quân Liên bang Nga mang tên Vladivostok người ta nhận thấy, con tàu được thiết kế và đóng rời các Modul thân tàu, sau đó mới tiến hành ghép nối. Bởi như vậy, người ta có thể đóng song song các modul khác nhau tại các nhà máy khác nhau, rút ngắn thời gian chế tạo.

Theo các điều khoản trong hợp đồng đóng chiếc tàu lớp Mistral đầu tiên mang tên Vladivostok cho Hải quân Nga, việc đóng thân tàu sẽ do nhà máy Baltic (St. Petersburg) thuộc Tập đoàn đóng tàu thống nhất Nga (UAV) và nhà máy STX Pháp đóng. Các cấu kiện khác thì tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Theo các phương tiện truyền thông Nga và Pháp thì khối lượng công việc được chia ra với tỉ lệ 60% phía Pháp thực hiện, 40% phía Nga thực hiện. Việc khởi đóng tàu ở nhà máy STX, cảng Saint Nazaire diễn ra vào ngày 1-2-2012, còn ở nhà máy Nga là vào tháng 10-2012.

Tàu kéo lai dắt phần đuôi tàu từ Nga sang Pháp để đấu ráp tổng thể thân tàu

Tàu kéo lai dắt phần đuôi tàu từ Nga sang Pháp để đấu ráp tổng thể thân tàu

Các phương tiện truyền thông Nga và Pháp còn đăng tải chi tiết những hình ảnh về cảnh đóng phần đầu tàu và kết cấu thượng tầng ở Nhà máy Pháp và những bức ảnh về cảnh đóng và hạ thủy phần đuôi tàu ở nhà máy Baltic ở St. Petersburg của Nga.

Sau khi phần khung đuôi tàu được hoàn tất tại Nga, các tàu kéo đã lai dắt phần đuôi này sang Pháp để ráp nối thành hình một con tàu nguyên vẹn, có có lượng giãn nước không tải 16.500 tấn. Nó tiếp tục hoàn thiện phần kiến trúc thượng tầng và sơn sửa rồi chính thức hạ thủy vào ngày 15-11-2013.

Sau khi hạ thủy con tàu, Nga tiếp tục lai dắt tàu Vladivostok trở về Nga để lắp đặt hệ thống cáp thông tin liên lạc và hệ thống vũ khí Nga bao gồm 2 tháp pháo AK-630; tên lửa phòng không Igla và một số hệ thống phụ khác, dảm bảo con tàu có thể hoạt động bình thường trong điều kiện lạnh giá ở vùng cực bắc của Nga.

Như vậy là quả thực Nga đã tự đóng lấy modul đuôi tàu và Moscow quyền thực hiện đúng như tuyên bố của Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin. Hiện Nga vẫn dùng dằng níu kéo hy vọng có được con tàu để rút ngắn thời gian tự ngiên cứu phát triển nhưng nếu đến bước đường cùng, rất có thể họ sẽ biến Mistral thành đống sắt vụn.

Sau khi hạ thủy, Vladivostok lại được đưa về Nga để lắp đặt các thiết bị kiểu Nga

Sau khi hạ thủy, Vladivostok lại được đưa về Nga để lắp đặt các thiết bị kiểu Nga

Hơn nữa, với việc đã được tiếp cận bản vẽ kỹ thuật tổng thể tàu và trực tiếp đóng phần đuôi, có thể khẳng định tuyên bố của Nga là có khả năng tự đóng tàu tương tự Mistral là không ngoa. Nếu họ tháo dỡ được phần đuôi và hệ thống cáp thông tin liên lạc mang về Nga thì việc đóng tàu mới sẽ tốn ít thời gian hơn.

Vì vậy, nếu Paris không bàn giao thì Moscow cũng không quá bất lợi nhưng đối với Pháp thì họ sẽ phải đóng lại phần đuôi tàu và sửa sang một phần thiết kế đã dành riêng cho Nga, việc này sẽ tốn không ít thời gian và tiền bạc. Cùng với việc phải trả lại tiền đặt cọc và bồi thường hợp đồng 3 tỷ USD, Pháp sẽ “lĩnh đủ hậu quả” từ thương vụ này.

Tháng 6-2011, Nga đã đặt bút kí với phía Pháp mua 2 tàu đổ bộ lớn thuộc lớp Mistral với tổng giá trị hợp đồng 1,7 tỷ USD. Các tàu có lượng giãn nước đầy tải tới 21.300 tấn, chiều dài 199m, thủy thủ đoàn khoảng 200 người. Tuy là thiết kế của người Pháp, nhưng theo thỏa thuận, nhiều trang thiết bị trên Mistral là do Nga sản xuất.

Tàu Vladivostok và con tàu huấn luyện Smolny đã đưa họ sang Pháp

Tàu Vladivostok và con tàu huấn luyện Smolny đã đưa thủy thủ Nga sang Pháp

Tàu có thể chở được 59 xe tăng - thiết giáp, 4 tàu đổ bộ nhỏ, 2 tàu đổ bộ đệm khí và 400-900 binh lính tùy phạm vi hành trình xa hay gần, thời gian hoạt động dài hay ngắn. Ngoài ra, tàu còn thiết kế với đường băng dài cho phép chở 8 trực thăng tấn công Ka-52K, 4 trực thăng vận tải Ka-29TB và 4 trực thăng săn ngầm Ka-27P.

Máy bay trực thăng Ka-52K là phiên bản nâng cấp mới nhất của trực thăng tấn công Ka-52 Alligator dùng cho hải quân. Với trọng lượng cất cánh tối đa tới 10.800 kg, nó được cho là có khả năng phóng được 2 loại tên lửa đối hạm, phiên bản dùng cho máy bay chiến đấu là Kh-35 và Kh-31.

Hồi tháng 4-2014, một nguồn tin ngành công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ, bộ quốc phòng nước này đã ký hợp đồng mua 32 chiếc máy bay trực thăng hải quân Ka-52K để trang bị cho hai chiếc tàu sân bay lớp Mistral. Theo hợp đồng, số máy bay này sẽ do công ty hàng không Progress, trực thuộc Tập đoàn trực thăng Nga, ở thành phố Arsenevsk sản xuất.

Post by Báo Tiền Phong.

Theo Theo baodatviet.vn
MỚI - NÓNG