TP - Không nghi ngờ gì, “Thương nhớ đồng quê” là một trong những bộ phim quan trọng nhất của đạo diễn Đặng Nhật Minh – người vừa được vinh danh giải thưởng Bùi Xuân Phái vừa rồi. Bản thân nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh thời cũng từng khẳng định, đây là bộ phim chuyển thể ông ưng nhất bởi nó làm ra được đúng cái “màu” thương nhớ buồn man mác.
TP - Đối với báo Tiền Phong, từ “cộng tác viên” là một chữ khá “thiêng liêng”. Khi chúng tôi được giới thiệu ai đó là “cộng tác viên của báo Tiền Phong” thì lập tức xem đó như “người nhà”.
TPO - Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có tên trong số các tác giả được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (VHNT). Tuy nhiên một số tên tuổi như nhà văn Kim Lân lại vắng bóng ở danh sách truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
TPO - Kỷ niệm 49 ngày mất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (20/3/2021 – 8/6/2021), vào ngày 8/5 hai người bạn thân thiết của nhà văn là họa sĩ Lê Thiết Cương và nhà sưu tập Nguyễn Duy Cường sẽ tổ chức bán đấu giá tập truyện ngắn "Tướng về hưu".
TP - Khi Nguyễn Huy Thiệp vừa nằm xuống, tôi gọi điện phỏng vấn tác giả “Ngõ lỗ thủng”. Trong đó, có câu hỏi: “Ông đánh giá thế nào về văn nghiệp Nguyễn Huy Thiệp?”. Ngay lập tức, nhà văn Trung Trung Đỉnh gạt đi: “Không nên hỏi câu này khi Nguyễn Huy Thiệp vừa ra đi”.
TP - Tôi ra Hà Nội làm báo nhưng không có sở thích và thói quen tìm kiếm, làm quen hay tìm hiểu về các nhà văn. Sở dĩ tôi có khá nhiều kỷ niệm với Nguyễn Huy Thiệp là do khi ấy ông hay viết truyện và tản văn đăng trên Tiền Phong, nơi tôi làm việc.
TP - “Một thời văn học đang lẳng lặng qua đi trước mắt. Một thời đại mới đã bắt đầu, nhưng không gồm thế hệ chúng tôi nữa”- hẳn nhiều người đồng tình với nhận định này của nhà văn Bảo Ninh. Nguyễn Huy Thiệp để lại khoảng trống không thể lấp đầy cho nên hai ngày qua, chữ “buồn” được dùng nhiều nhất để nói về sự ra đi của “vua truyện ngắn Việt Nam”.
TPO - Tác giả “Ngõ lỗ thủng” dành cho Nguyễn Huy Thiệp nhiều tình cảm. Họ chơi với nhau từ thuở tác giả “Tướng về hưu” còn chưa nổi tiếng. Nhưng kể cả khi Nguyễn Huy Thiệp đã thành “ông vua truyện ngắn”, ông vẫn không có gì đổi thay trong ứng xử với bạn bè, đồng nghiệp. Người được độc giả và đồng nghiệp công kênh nói: Nhà văn cũng chỉ hơn ăn mày một tí. Ăn thua gì?
TPO - Danh họa Đào Hải Phong chia sẻ: Anh được gần Nguyễn Huy Thiệp khoảng 20 năm nay nhưng kính trọng và ngưỡng mộ đàn anh từ thời trai trẻ, khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Đối với Nguyễn Hải Phong, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có sức ám ảnh lâu và sâu.
TP - “Như những ngọn gió” là câu cuối trong lời Nguyễn Huy Thiệp đề từ cho mười truyện ngắn về bản Hua Tát của mình, cũng là tên một tập sách của “vua truyện ngắn Việt Nam”. Còn tôi từng viết từ dăm bảy năm trước rằng Hà Nội mỗi ngày thêm tạp nhưng nếu vắng đi những của hiếm, độc lạ như Nguyễn Huy Thiệp, mới gọi là nguy cơ cao…
TP - Thăm Nguyễn Huy Thiệp về, tôi gặp Bảo Ninh và Nguyễn Việt Hà. Nhà văn “Nỗi buồn chiến tranh” nói đi nói lại (như không chỉ cho tôi và anh Hà nghe): “Các người làm gì thì làm, cả nước này chỉ có một Nguyễn Huy Thiệp! Anh ấy là nhà văn tầm châu lục, không phải bệnh nhân bình thường. Nguyễn Huy Thiệp xứng đáng có cuộc sống tốt hơn, tốt nhất".
TP - Tác giả “Tướng về hưu” từng có khoảng hơn 10 năm cộng tác với báo Tiền Phong. Một số truyện ngắn nổi tiếng của ông lần đầu in trên báo Tiền Phong như: Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt, Chuyện tình kể trong đêm mưa, Chuyện ông Móng, Đưa sáo sang sông... Ngoài ra, khoảng hơn 10 bài tiểu luận ký tên Dương Thị Nhã sau này cũng được trả lại chính danh và in trong các tập tiểu luận, phê bình của ông.
TP - Tối 4/9, tại Trung tâm văn hóa Pháp, tiểu thuyết “Tuổi 20 yêu dấu” của Nguyễn Huy Thiệp lần đầu ra mắt tại Việt Nam. Đây là cuốn sách đã gây nhiều tranh cãi trên văn đàn Việt Nam và phải sau 15 năm nó mới chính thức được xuất bản.
TPO - Ngày 15/9, tại TAND TP Hà Nội, các luật sư tiếp tục nêu quan điểm bào chữa cho các bị cáo trong vụ án tham nhũng – kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).
TP - Ai đã từng đọc Nguyễn Huy Thiệp đều nhớ chùm 10 truyện nằm trong một cái tên chung “Thung lũng Hua Tát” (đầu tiên in trên báo Văn nghệ năm 1987 có tên “Những chuyện kể bất tận ở thung lũng Hua Tát”). Vậy là kể từ lúc truyện này được công bố lần đầu tiên cho đến nay đã tròn 30 năm.
TP - Trong năm, nhân tập tiểu luận “Giăng lưới bắt chim” của Nguyễn Huy Thiệp tái bản, trong nhiều câu chuyện văn chương, người ta thích nhắc đến ông, đặc biệt là những người viết trẻ. Họ gọi ông là “Thiệp”: tại sao Thiệp viết thế này? Tiểu thuyết mới của Thiệp có ba xu tiếp không?
TP - Nói về chủ đề Nguyễn Huy Thiệp, sáng 8/9, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều mô tả ông là “một nhà văn mà lâu nay chúng ta đã đánh mất rất nhiều sự tôn kính”. Và “khi không biết tôn kính một nhà văn như vậy, một giọng nói khác biệt đến thế, nghĩa là chúng ta đánh mất rất nhiều”.
Sau "Vong bướm", một thể nghiệm với chèo cổ, đã hơn 2 năm Nguyễn Huy Thiệp không xuất hiện trên văn đàn. Ông quyết định dừng hẳn nghiệp sáng tác ở tuổi 65.
TP - Hà Nội mỗi ngày thêm tạp, nhưng nếu thiếu đi những của độc Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bảo Sinh… mới gọi là nguy cơ cao. Hai người có cuộc bày biện vui vui ở tư dinh Bảo Sinh hôm 15/6/2013.
TP - Một vở kịch thể nghiệm, một vở kịch tâm lý được chuyển thể từ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, và bây giờ chính ông ra tay viết kịch bản Nhà Ôsin và chọn cách đi theo vở diễn ngay từ khi bắt đầu lên sàn tập.
TP - 'Vong bướm' xuất hiện ở các nhà sách từ rằm tháng Giêng, nhưng chiều 23-2 mới là buổi ra mắt sách chính thức, và là lần đầu Nguyễn Huy Thiệp chịu xuất hiện trong cuộc giới thiệu sách của chính mình.
TP - Nói theo cách của Nguyễn Huy Thiệp, Đồng Đức Bốn và Lê Kim Giao là hai kẻ “nghiện văn chương”, đặc biệt là thơ. Ngoài cái chung ấy, họ còn có sự tương hợp nhiều khi đến lạ trong những câu thơ.