Nga đã có tên lửa siêu vượt âm phóng từ trên không?

0:00 / 0:00
0:00
Hãng tin RIA Novosti của Nga trích dẫn các nguồn tin giấu tên tuyên bố đã nhìn thấy một chiếc Sukhoi Su-57 thế hệ thứ năm của Nga mang theo một chiếc nguyên mẫu "vũ khí siêu vượt âm”
Hãng tin RIA Novosti của Nga trích dẫn các nguồn tin giấu tên tuyên bố đã nhìn thấy một chiếc Sukhoi Su-57 thế hệ thứ năm của Nga mang theo một chiếc nguyên mẫu "vũ khí siêu vượt âm”
TPO - Các máy bay chiến đấu của Nga cũng được cho là có vũ khí siêu vượt âm có khả năng phóng từ trên không, theo bản tin trên tờ TheDrive của Mỹ. Tiêm kích tàng hình cơ động nhanh tấn công bằng tên lửa siêu vượt âm sẽ khiến quân phòng thủ còn rất ít thời gian để phản ứng.

Không quân Mỹ có kế hoạch bắn thử vũ khí siêu vượt âm từ máy bay F-15EX, một kế hoạch nếu thành công có nhiều khả năng được áp dụng cho một loạt các nền tảng, bao gồm các tiêm kích F-35 và F-22 cùng những loại khác.

Cuộc chạy đua vũ khí siêu vượt âm giữa Nga, Trung Quốc và Mỹ, được thúc đẩy bởi nỗ lực mạnh mẽ nhằm tăng tốc của Mỹ chỉ trong vài năm qua. Bất kể cấp độ hoàn thiện vũ khí siêu vượt âm của mỗi quốc gia đến đâu, rõ ràng là việc này sẽ thay đổi các mô hình tác chiến hiện có với các cấp độ mới về tầm bắn, tốc độ và độ chính xác.

Nga đã có tên lửa siêu vượt âm phóng từ trên không? Mặc dù có thể không khiến nhiều người ngạc nhiên nếu báo chí Nga phóng đại hoặc thổi phồng hiệu suất của một số vũ khí mới của họ, nhưng một bản tin năm ngoái trên hãng tin RIA Novosti của Nga trích dẫn các nguồn tin giấu tên tuyên bố đã nhìn thấy một chiếc Sukhoi Su-57 thế hệ thứ năm của Nga mang theo một chiếc nguyên mẫu "vũ khí siêu vượt âm”. Bản tin cho biết các tên lửa được sử dụng trong các cuộc thử nghiệm máy bay tàng hình Su-57 "mô phỏng chức năng, kích thước đầy đủ", nhưng chưa được phóng. Bản tin của RIA Novosti cho biết thêm rằng “tên lửa giả không có hệ thống động lực, nhiên liệu và đầu đạn nhưng về mặt trọng lượng và kích thước thì giống với vũ khí thật”.

Nguồn tin được trích dẫn trên tờ báo của Nga cũng nói rằng các phiên bản thử nghiệm của vũ khí đã có "đầu dò tìm kiếm và mạch điện." Bài báo thậm chí còn bổ sung thêm chi tiết về vũ khí mới, mô tả nó là “một loại vũ khí không đối đất nhỏ gọn nhằm tiêu diệt các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của đối phương, các bệ phóng tên lửa hành trình và đạn đạo”. Nếu tin tức của báo Nga là đúng, thì đây là đầu tiên một máy bay thế hệ thứ năm hoạt động với tên lửa siêu vượt âm không đối đất.

Các máy bay chiến đấu của Nga cũng được cho là có vũ khí siêu vượt âm có khả năng phóng từ trên không, theo bản tin trên tờ TheDrive của Mỹ. Bản tin từ đầu năm nay cho biết vũ khí này được gọi là hệ thống tên lửa đạn đạo hàng không Kinzhal. “Kinzhai kết hợp máy bay đánh chặn MiG-31 Foxhound đã được sửa đổi với tên lửa đất đối đất Iskander ở dạng phóng từ trên không,” TheDrive đưa tin.

Vũ khí siêu vượt âm phóng từ trên không thường được phóng bằng một động cơ scramjet để đạt được và duy trì tốc độ siêu vượt âm. Scramjet là động cơ phản lực hút không khí vào, khi cho phép dòng không khí chạy qua động cơ với tốc độ cao hơn cả tốc độ âm thanh. Điều này cho phép các máy bay đạt tới tốc độ siêu vượt âm (Mach 5+).

Không quân Mỹ đã đạt được một số thành công: máy bay B-52 của họ vài năm trước đã phóng đi máy bay không người lái siêu vượt âm X-51.

Tuy nhiên, vũ khí siêu vượt âm phóng từ máy bay chiến đấu sẽ tạo ra những mối đe dọa mới đối với hệ thống phòng thủ của Mỹ, vì thực tế cơ bản liên quan đến vũ khí siêu vượt âm của đối phương chỉ đơn giản là chúng cực kỳ khó đánh chặn. Các vũ khí siêu vượt âm tầm xa, phóng từ tàu hoặc thậm chí là vũ khí liên lục địa có thể di chuyển khoảng cách cực lớn trong vài phút, thời gian bay tới mục tiêu giảm theo cấp số nhân, vì vậy máy bay tàng hình cơ động nhanh tấn công bằng tên lửa siêu vượt âm sẽ khiến quân phòng thủ còn rất ít thời gian để phản ứng.

MỚI - NÓNG