Không quân Nga sẽ trang bị một loạt vũ khí siêu vượt âm cho tiêm kích tàng hình Su-57

Tiêm kích Su-57 đã được triển khai tại Quân khu phía Nam của Nga
Tiêm kích Su-57 đã được triển khai tại Quân khu phía Nam của Nga
TPO - Sau khi được đưa vào biên chế trong Không quân Nga vào tháng 12 năm 2020, tiêm kích Su-57 đã được triển khai tại Quân khu phía Nam và được giao nhiệm vụ thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm.

Mặc dù máy bay đã được sản xuất hàng loạt trên quy mô mở rộng từ giữa năm 2019, nhưng Su-57 dự kiến sẽ không được đưa vào phục vụ với số lượng đáng kể cho đến sau năm 2027. Theo Military Watch, máy bay từ này đến thời điểm đó dự kiến nhận được một số nâng cấp đầy tham vọng bao gồm việc tích hợp động cơ Saturn 30 được nói là mạnh nhất từ trước đến nay từ năm 2022.

Công suất của Saturn 30 mạnh hơn khoảng 30% so với động cơ hiện đang được sử dụng. Mục đích chính của Su-57 là giúp Không quân Nga vận hành tiêm kích thế hệ tiếp theo đầu tiên của họ và giúp phi công Nga tích lũy kinh nghiệm với các công nghệ và vũ khí mới trước khi triển khai rộng rãi hơn.

Vào thời điểm 2027, tiêm kích Su-57 sẽ tích hợp một số công nghệ thế hệ thứ sáu cho phép nó đối đầu với máy bay thế hệ tiếp theo của phương Tây hiện đang được phát triển, bao gồm trí tuệ nhân tạo, các tùy chọn không người lái và có thể là vũ khí năng lượng có định hướng.

Su-57 dự kiến sẽ là tiêm kích đầu tiên trên thế giới triển khai tên lửa đạn đạo siêu vượt âm, tiếp nối máy bay đánh chặn MiG-31 Foxhound của Không quân Nga, bắt đầu triển khai loại vũ khí này từ đầu năm 2018.

Một biến thể thu nhỏ tên lửa đạn đạo Kh-47M2 Kinzhal được MiG-31 Foxhound triển khai hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm và dự định sẽ được trang bị cho Su-57. Su-57 là tiêm kích đầu tiên trong biên chế Không quân Nga được cho là sẽ được giao vai trò thử nghiệm vũ khí này. Theo báo cáo, tên lửa có thể tấn công mục tiêu ở tốc độ Mach 10 với tầm bắn tới 2000km và có khả năng cơ động rất cao nên rất khó bị đánh chặn.

Nó được sử dụng để chống lại cả các mục tiêu mặt đất và trên biển, trở thành một khí tài quý giá cho các cuộc tấn công nhanh nhằm vào các mục tiêu có giá trị cao như sân bay, nhóm tấn công tàu sân bay và hệ thống phòng không. Ngoài Kh-47M2, Su-57 cũng triển khai tên lửa không đối không R-37M, về mặt kỹ thuật là tên lửa siêu vượt âm và có thể tấn công mục tiêu ở tốc độ Mach 6.

Tên lửa được tối ưu hóa tốt để vô hiệu hóa các mục tiêu có giá trị cao như máy bay ném bom hạng nặng và máy bay cảnh báo sớm ở tầm cực xa. Ngoài hai nền tảng này, Su-57 dự kiến sẽ triển khai thêm các vũ khí siêu vượt âm khác, bao gồm cả tên lửa hành trình chống hạm siêu vượt âm.

Tiêm kích hạng nặng thế hệ tiếp theo Su-57 của Nga được đưa vào sản xuất hàng loạt vào tháng 7 năm 2019 và khoảng 80 chiếc dự kiến sẽ được đưa vào trang bị vào cuối năm 2027. Trong khi bản thân tiêm kích này có một số công nghệ thế hệ tiếp theo, khả năng đối đầu của Su-57 với các phi đội không quân của đối phương sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếp cận các loại tên lửa tiên tiến hơn.

Hai thiết kế tên lửa mới đáng chú ý được phát triển để cho phép Su-57 chống lại các mối đe dọa từ các máy bay tiên tiến của đối phương là các tên lửa không đối không tầm xa K-77 và R-37M. K-77 có tầm bắn khoảng 195km và sử dụng hệ thống ăng-ten dẫn đường theo từng giai đoạn chủ động đặc biệt, khiến việc né tránh cực kỳ khó khăn ngay cả đối với các tiêm kích có khả năng cơ động cao. Trong khi đó, R-37M có tầm bắn 400km và có khả năng tác động đến mục tiêu ở tốc độ siêu âm vượt quá Mach 6. R-37M hiện đang được sử dụng hạn chế, trong khi K-77 được cho là đang trong giai đoạn phát triển tiên tiến.

MỚI - NÓNG