TP - Tháng hai năm 1980, Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan tổ chức Đại hội lần thứ tám. Nhận lời mời của Đảng bạn, Đảng ta cử Đoàn đại biểu do Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng dẫn đầu sang dự Đại hội.
TP - Trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”, đạo diễn Phạm Việt Tùng là quay phim của Ban Vô tuyến Truyền hình, thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong trận chiến lịch sử ấy, sau nhiều lần cầm máy quay dưới bom đạn bời bời, nhà quay phim Việt Tùng đã quay được B-52 rơi trên bầu trời Hà Nội. Sau đó, tác phẩm “Hà Nội-Điện Biên Phủ” của ông đã đoạt giải đặc biệt tại Liên hoan phim quốc tế.
TPO - Nhìn lại chặng đường 5 năm qua, tuổi trẻ Quảng Bình với tinh thần xung kích, sáng tạo và nhiệt huyểt tích cực tham gia các hoạt động phong trào bằng những phần việc cụ thể, thiết thực, góp phần trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế và xã hội của địa phương. Nhân dịp Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2022-2027, Tỉnh Đoàn Quảng Bình đã tổ chức bình chọn 10 hoạt động tiêu biểu, nổi bật trong 5 năm qua.
TPO - Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp được khánh thành tại Đắk Lắk để tỏ lòng tôn kính đối với công lao to lớn của Đại tướng, đồng thời để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
TP - Nhà bác học Trần Đại Nghĩa, người được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi là “ông Phật làm súng” là người được Bác Hồ phong tướng trong đợt đầu tiên (1948) và ông cũng được phong Anh hùng lao động trong đợt đầu tiên. Ông là người hiếm hoi trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mỹ với nhiều chiến công, lúc nghỉ hưu, qua đời (1997) ông vẫn mang quân hàm thiếu tướng do Bác Hồ phong.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911, cách đây 111 năm. Nhìn lại lịch sử, dường như những câu nói bất hủ của Đại tướng luôn gắn với sinh mệnh của dân tộc Việt Nam, không chỉ trong lúc điều binh khiển tướng, mà cả khi đã về với đời thường.
TP - Thuở xa ngái, cái tên Điện Biên do vua Thiệu Trị đặt năm 1841 khi đặt châu Ninh Biên. Điện nghĩa là “kiến lập”. Biên, là vùng biên giới, biên ải. Sau này có tên là Điện Biên Phủ (địa danh hành chính xứ Nam mình cái tên Phủ có từ thời Trần).
TP - Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên, chiêm chi tại tiền, hốt yên tại hậu (càng ngửng lên trông càng thấy cao, càng đục càng thấy cứng, mới thấy ở trước mặt, bỗng hiện ở sau lưng) Cái thuở học Luận Ngữ, ông thầy bảo chép đi chép lại câu này và dặn thêm, là nó ví nó hợp để chỉ danh nhân và bậc tài nhân khác thường. Sau này suy gẫm thêm, câu ấy vận vào Đại tướng Võ Nguyên Giáp thấy rất hợp?
Sáng 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - quê nhà của Đại tướng.
Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911-25/8/2021) - vị tướng lĩnh tài năng kiệt xuất, người con ưu tú của quê hương Quảng Bình được tổ chức ở quy mô cấp quốc gia với nhiều hoạt động ý nghĩa, trang trọng.
TPO - Tối 21/12, tại TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức lễ trao giải Cuộc thi tìm hiểu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chủ đề: “Võ Nguyên Giáp – Đại tướng của Nhân dân”.
Ngày 21/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác Trung ương đã dự lễ viếng, dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nơi yên nghỉ của Đại tướng ở khu vực Đảo Yến - Vũng Chùa, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
TPO - Cuộc thi tìm hiểu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với chủ đề “Võ Nguyên Giáp - Đại tướng của Nhân dân” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng.
TP - Cuộc thi tìm hiểu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với chủ đề “Võ Nguyên Giáp - Đại tướng của Nhân dân” do T.Ư Đoàn chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng đã thu hút hơn 3,6 triệu thí sinh tham gia.
TPO - Sau 3 tháng phát động, cuộc thi viết tìm hiểu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp thu hút 130.000 bài dự thi của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước tham gia. Nhiều bài thi được trình bày rất công phu như một công trình nghiên cứu, có mô hình, số hóa tài liệu, kết hợp hình ảnh ấn tượng.
TP - Lưng buổi sáng ấy nhà ông Việt ở làng Khương có khách! Chuyện vị khách ấy tới làng Khương Hạ, ngoại thành Hà Nội nhiều năm đã qua đi mà dân làng nhiều người vẫn nhắc nhớ.
TPO - Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xin giới thiệu những khoảng khắc quý giá của vị tướng huyền thoại, người luôn là niềm tự hào và có sức lan tỏa, truyền cảm hứng vô tận, trở thành thần tượng của triệu triệu người con đất Việt và bạn bè khắp nơi trên thế giới.
TP - “Là người có công rất lớn với đất nước, nhưng Ðại tướng Võ Nguyên Giáp chưa bao giờ đòi hỏi sự đền đáp dù rất nhỏ. Ông là người sống khiêm nhường, giản dị, đề cao đức tính tự lực cho đến khi về với thế giới người hiền” - ông Võ Ðại Hàm nói.
TPO - Sáng nay (25/8), tại Hội thảo khoa học “Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Một tài năng quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của cách mạng Việt Nam”, các ý kiến tham luận đã thêm một lần khẳng định tài năng, trí tuệ và nhân cách lớn của “Người anh Cả” duy nhất trong Quân đội.
TPO - Đã nhiều năm trôi qua, kỷ niệm về lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất được gặp vị tướng huyền thoại vẫn in sâu trong tâm trí Thượng tá Nguyễn Văn Tuyến, Chính trị viên Trung tâm huấn luyện, Đoàn 285 (Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh).
TPO - Lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 144 thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, làm công tác phục vụ, bảo đảm sở chỉ huy các chiến dịch lớn do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy cho tới những tháng ngày trước khi Đại tướng đi xa.
TPO - Anh Nguyễn Anh Tuấn - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam dẫn đầu đoàn đại biểu T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp dịp kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Đại tướng.
TP - Ngôi nhà gỗ ba gian bình dị ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), nằm bên dòng Kiến Giang thơ mộng là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cất tiếng khóc chào đời và có những năm tháng tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm... Ngôi nhà đã từng bị giặc Pháp đốt phá vào năm 1947, nhưng đã được phục dựng sau ngày đất nước thống nhất với tất cả tấm lòng của quê hương tri ân vị tướng lừng danh.
TPO - Bằng tài năng xuất chúng, bằng mưu lược tinh thông và trên hết là cái tâm sáng chỉ biết vì nước, vì dân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền pháp chế hành chính vì dân, chủ động tham mưu cho Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành một loạt các sắc lệnh, văn bản hành chính.
TP - 8 năm trôi qua kể từ khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp về với thế giới người hiền và an nghỉ tại đất mẹ Quảng Bình, song những ký ức về Vị tướng của Nhân dân vẫn đậm sâu trong trái tim mỗi người lính ở Đoàn cận vệ thép (Lữ đoàn 144 - Bộ Tổng tham mưu).
TPO - Sau 2 lần tham gia thi trực tuyến tìm hiểu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp , tối 6/8, 135 cán bộ Đoàn và 245 ĐVTN ở Sư đoàn Phòng không 365 (Quân chủng Phòng không - Không quân) tiếp tục sôi nổi tham gia cuộc thi ý nghĩa này.
TPO - Mọi công dân Việt Nam bày tỏ sự hiểu biết, tình cảm của mình đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua hai hình thức thi viết và trắc nghiệm tương tác trực tuyến, qua đó có có hội nhận nhiều giải thưởng.
TP - Ngày 7/7, UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức họp báo công bố chương trình cấp Quốc gia tổ chức lễ Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 đến 25/8/2021).
TP - "Kiên quyết không cấp phép cho nhà máy bột cá gần mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nếu không đảm bảo môi trường", đó là khẳng định của ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình với Tiền Phong, liên quan đến dự án đang gây xôn xao dư luận tại Khu Kinh tế Hòn La.