Vì vậy, nếu không đẩy mạnh phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ thì thuần túy chỉ là truyền bá kiến thức mà không có sáng tạo". Trước đó, vào ngày 04/04/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT về Qui chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ; nêu rõ, mỗi Luận án tiến sĩ phải có tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trong đó có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus; hoặc đã công bố tối thiểu 02 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện; hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện; và đối với Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh thì bắt buộc phải có bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí ISI/Scopus.
Như vậy, từ năm 2017 trở đi, nghiên cứu khoa học tại các đại học được đẩy mạnh hơn theo chuẩn quốc tế, nghĩa là phải có kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí ISI/Scopus. Danh mục ISI gồm khoảng 14.000 tạp chí khoa học hàng đầu thế giới được thống kê bởi Tổ chức Clarivate (Mỹ); trong khi đó, Scopus (Hà Lan) là một Cơ sở dữ liệu khác thống kê khoảng 23.000 tạp chí khoa học hàng đầu thế giới. Hầu hết các tạp chí ISI cũng là tạp chí Scopus. Do đó, giới khoa học thường sử dụng kết quả thống kê các tạp chí ISI để đánh giá năng lực của các tổ chức khoa học và năng lực các nhà khoa học.
Bảng xếp hạng tốp 10 đại học hàng đầu Việt Nam về số lượng công bố ISI dưới đây cho thấy trong giai đoạn từ 01/01/2016 đến nay Đại học Tôn Đức Thắng đang dẫn đầu các đại học trong cả nước; tiếp theo là Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học bách khoa Hà Nội:
Xếp hạng theo số lượng công bố ISI giai đoạn 2016-2017
Dưới đây là ảnh chụp minh chứng từ Web of Science (ISI, Clarivate):
Ảnh chụp lúc 13:00 ngày 30/7/2017; Lưu ý: Đại học quốc gia Việt Nam không tồn tại
Tuy nhiên Bảng thống kê trên vẫn thuần túy là về số lượng. Trong công bố khoa học quốc tế, yếu tố tác giả chính rất quan trọng. Tác giả chính trong một bài báo khoa học là người có nhiều đóng góp nhất cho bài báo; và phải là tác giả đứng tên đầu hoặc tác giả gửi bài. Thống kê dưới đây cho thấy tỷ lệ tác giả chính trong các công trình ISI của Đại học Tôn Đức Thắng tiếp tục dẫn đầu hệ thống đại học Việt Nam trong giai đoạn đã nêu:
Không phải tác giả chính hay tác giả gửi bài, người đứng tên còn lại trong bài có ít đóng góp hơn cho bài báo và không chính xác khi kể rằng bài báo đó là “của mình” hay “của đại học mình”. Bên cạnh đó, nếu xét đẳng cấp khoa học của một đại học thông qua số lượng công bố quốc tế và tỷ lệ tác giả chính trong các công bố ISI thì cũng chưa đầy đủ. Thật vậy, cần phải xét thêm lực lượng tiến sĩ của các đại học này trên số lượng công bố ISI (hoặc ngược lại). Chỉ số này hiện được các Tổ chức xếp hạng đại học thế giới đang được cộng đồng đại học tín nhiệm nhất như THE và QS sử dụng. Nếu xét tỷ lệ số bài ISI trên tổng số tiến sĩ của các đại học trong tốp 10 đại học nói trên, tình hình như dưới đây:
Tỷ lệ bài viết trên tiến sĩ còn được xem là “năng suất khoa học” của một đại học hay tổ chức nghiên cứu. Năng suất khoa học cho thấy về “hiệu quả đầu tư cho khoa học” và nhất là cho biết tiềm năng đi xa của một cơ sở nghiên cứu đến đâu! Thông lệ quốc tế quan tâm đến số bài, tác giả chính-phụ và năng suất khoa học (hay tỷ lệ bài ISI trên tổng nhân lực có trình độ từ tiến sĩ trở lên) khi xếp hạng năng lực khoa học của một tổ chức