TPO - Đến hiện tại, cả nước đã có hơn 40 trường đại học công bố đề án tuyển sinh dự kiến năm 2023 với các thông tin về phương thức xét tuyển và tổng chỉ tiêu tuyển sinh.
TP - Trong năm 2022, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh được mời nói chuyện trực tiếp với hàng vạn sinh viên tại nhiều vùng miền trên toàn quốc, và có một câu hỏi thường được các bạn quan tâm: Người trẻ cần trang bị những kỹ năng gì trong thời đại số để thành công trong công việc và cuộc sống? Theo nhà báo Nguyễn Tuấn Anh, có bốn kỹ năng quan trọng người trẻ nào bây giờ cũng nên có.
TPO - Nguyễn Thị Bích Phượng (40 tuổi, quê Nam Định) tự nhận là giảng viên trường đại học ở Hà Nội để lừa hàng trăm triệu đồng tiền xin việc làm của một người quen.
TP - Năm 2023, các cơ sở giáo dục đào tạo đại học (ĐH) tiếp tục lựa chọn kết quả bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển. Nhưng những kỳ thi đánh giá năng lực có ma trận, cấu trúc hoàn toàn khác với những bài kiểm tra, thi tại phổ thông hiện nay khiến thí sinh dự thi gặp khó khăn, bất ngờ.
TP - Tuyển sinh năm nay, nhiều trường ĐH có xu hướng giảm chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT và tăng chỉ tiêu xét tuyển học bạ, xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực.
TPO - Mùa tuyển sinh 2023, Bộ GD&ĐT sẽ hướng dẫn các trường rà soát, loại bỏ phương thức xét tuyển không phù hợp gây nhiễu hệ thống, vướng mắc cho thí sinh.
TPO - Ngày 18/11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Thành ủy - HĐND - UBND TP. Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn năm 2022.
TPO - “Vượt qua giới hạn của chính mình và thử sức với mọi thứ”, đó là phương châm sống giúp Nguyễn Phú Thịnh giành Học bổng toàn phần từ Đại học RMIT.
TPO - “Vốn ngoại ngữ tốt là một lợi thế cạnh tranh ở đại học, bạn nào giỏi sẽ được tham gia nhiều chương trình giao lưu và trao đổi với các trường đại học quốc tế. Với anh, chính nhờ thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp nên đã chinh phục được 2 học bổng du học thạc sĩ ở nước ngoài”.
Trong khuôn khổ chương trình học bổng năm 2022, Đại học RMIT Việt Nam đã trao 101 suất học bổng với tổng trị giá hơn 48 tỉ đồng cho sinh viên trong và ngoài nước tại hai buổi lễ tổ chức ở cơ sở Nam Sài Gòn và Hà Nội.
TPO - Trò chuyện với sinh viên ĐHQG TPHCM, Chủ tịch nước mong muốn các bạn chủ động hội nhập và có tinh thần tranh đua với bạn bè quốc tế trong khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo, nâng cao khả năng thích ứng trước những thay đổi nhanh chóng của thế giới.
TPO - Tính đến thời điểm này có trên 20 trường đại học, cao đẳng công bố điểm trúng tuyển hệ chính quy xét tuyển đợt 2 năm 2022. Trong khi đó, nhiều trường vẫn thông báo tuyển bổ sung đến 15/10.
TPO - Theo Bộ GD&ĐT tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023 sẽ có nhiều đổi mới, sẽ loại bỏ các phương thức tuyển sinh không phù hợp, gây vướng mắc cho thí sinh.
TP - Kết quả nghiên cứu từ một nhóm các chuyên gia đến từ Trường Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội cho thấy, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành là trên 24%. Trong đó, có nhiều ngành cử nhân phải làm trái ngành lên đến trên 60%.
TPO - Đến thời điểm này, chỉ còn 3 ngày nữa để xác nhận nhập học nhưng nhiều thí sinh sau khi có thông báo trúng tuyển vẫn chưa vội vàng đăng ký trên hệ thống tuyển sinh chung.
TP - Theo lịch của Bộ GD&ĐT, 30/9 mới kết thúc tuyển sinh đợt 1. Tuy nhiên, đã có gần 100 trường đại học (ĐH) thông báo xét tuyển bổ sung, trong đó có những trường chỉ tiêu lên đến hàng nghìn.
TP - Khi biết đã trúng tuyển, chưa nhận giấy báo nhập học, nhiều tân sinh viên đã phải lo lắng tìm cách đăng ký để mong có cơ hội được ở trong ký túc xá (KTX), giảm chi phí sinh hoạt cho gia đình khi đến Hà Nội học.
Sáng 21/9, Hội thảo quốc tế về Tài chính và Kinh tế Lần thứ 7, năm 2022 (The 7th International Conference on Finance and Economics – ICFE 2022) đã được khai mạc tại Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU). Hội thảo được đồng tổ chức bởi TDTU và các trường đại học và hiệp hội đối tác gồm: Đại học Kinh tế và Kinh doanh Prague (Cộng hòa Séc), Trường Kinh doanh Emlyon (Pháp), Đại học Dongguk (Hàn Quốc), Đại học Tomas Bata ở Zlín (Cộng hòa Séc), Hiệp hội Sales và Marketing quốc tế - SMEI (Mỹ).
TP - Năm nay, bên cạnh niềm vui vì trúng tuyển đại học, nhiều tân sinh viên còn mang nỗi lo học phí do nhiều trường đại học tăng học phí ở mức “kịch khung”.
TP - Sau khi các trường đại học (ĐH) công bố điểm chuẩn hoàn tất, bức tranh chung của tuyển sinh năm nay có thể nhận thấy điều bất thường là điểm chuẩn một số ngành ở một số trường tăng – giảm theo chiều thẳng đứng. Có ngành tăng tới 9,5 điểm nhưng có ngành giảm tới 10,9 điểm so với năm ngoái.
TP - Điểm chuẩn (tổ hợp C00) vào ngành báo chí Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội điểm chuẩn năm nay lên tới 29,9 trên thang điểm 30. Nghĩa là riêng môn Văn nếu không 10 thì cũng phải 9,9 điểm, còn lại cả Sử và Địa đều phải 10. Chưa kể các ngành như Đông phương học, Quan hệ công chúng (PR), Hàn Quốc học của trường này điểm chuẩn còn “dội trần” tới 29,95 điểm.
TPO - Chiều 15/9, nhiều trường đại học tiếp tục công bố điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT và các phương thức khác. Năm nay, điểm chuẩn có sự phân hóa mạnh.