Tiền Phong số 202

THỨ BẢY 20/7/2024 SÕ 202 0977.456.112 TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG ( 1944 - 2024) ẢNH: NHƯ Ý TRANG 2+3+4+5+6+7; I, II, III, IV

Ảnh 1: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong khu nhà kính của Công ty Cổ phần Việt Úc - Bạc Liêu ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu (2/2017) ẢNH: TRÍ DŨNG – TTXVN 1 Ảnh 2: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chủ trì Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo (Hà Nội, 16/8/2023) ẢNH: TRÍ DŨNG – TTXVN 2 IV 3 Ảnh 3: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương với các đại biểu tham quan khu trưng bày trang thiết bị quân sự ẢNH: AN ĐĂNG (TTXVN) 4 5 Ảnh 4: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đại biểu dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (24/11/2021) ẢNH: TRÍ DŨNG – TTXVN Ảnh 5: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của các phóng viên báo chí và thông tấn, ngay sau khi bỏ phiếu bầu cử ngày 22/5/2011 DẤU ẤN TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Tổng Bí thư với tuổi trẻ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Ảnh 1: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII; Ảnh 2: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc; Ảnh 3: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng hoa cho các Đảng viên trẻ tiêu biểu năm 2019; Ảnh 4: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với thiếu nhi Thanh Xuyên 4, Trung Thành, Thái Nguyên; Ảnh 5: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI; Ảnh 6: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi với thanh thiếu niên tại buổi làm việc với cơ quan Trung ương Đoàn năm 2011; Ảnh 7: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh với các đồng chí trong Ban Bí thư Trung ương Đoàn và Thanh thiếu niên Việt Nam tại trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn; Ảnh 8: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi làm việc với cơ quan Trung ương Đoàn năm 2011; Ảnh 9: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ các bạn trẻ tại cơ quan Trung ương Đoàn ẢNH: NHƯ Ý - HỒNG VĨNH DẤU ẤN TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG I

2 THỜI SỰ n Thứ Bảy n Ngày 20/7/2024 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một trí tuệ lớn, tài năng lớn của cách mạng Việt Nam, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, ngọn cờ lý luận của Đảng, người học trò xuất sắc không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Trên 55 năm hoạt động liên tục, được tôi luyện trong thực tiễn cách mạng, với tầm nhìn chiến lược, tư duy sắc bén, gắn kết chặt chẽ với tổng kết thực tiễn, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; bổ sung, hoàn thiện và lãnh đạo thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, xây dựng đất nước ta “chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như ngày hôm nay”. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, công tác Đảng và xây dựng Đảng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đi sâu làm rõ bản chất của Đảng, vai trò của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước, về xây dựng Đảng cầm quyền từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam. Từ đó, đồng chí đã cùng Ban Chấp hành Trung ương hoạch định và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chủ trương chiến lược về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái, hư hỏng trong Đảng, chống tham nhũng, tiêu cực đi đôi với không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng, bản lĩnh, trình độ trí tuệ, tính tiên phong, phát huy truyền thống tốt đẹp, mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta giành nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước, làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, xây dựng xã hội thực sự “là đạo đức, là văn minh”. Trên cương vị Chủ tịch Quốc hội và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí luôn đau đáu với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, vì Nhân dân, do Nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, lần đầu tiên Đảng ta ban hành Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, đặt mục tiêu “Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045”(1). Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, ý thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, “Văn hóa còn thì Dân tộc còn”, Nhà văn hóa Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc trên mặt trận văn hóa của Đảng đã dành nhiều tâm huyết xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề cập toàn diện, sâu sắc lĩnh vực văn hóa; Hội nghị toàn quốc về văn hóa của Đảng sau hơn 70 năm là dấu mốc gắn kết tư tưởng và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Với nhãn quan chính trị sâu sắc và tầm tư duy chiến lược, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát triển tư duy đối ngoại Việt Nam, tổng kết thực tiễn và hình thành nghệ thuật “Ngoại giao cây tre”; xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bản sắc “Ngoại giao cây tre” được phát huy mạnh mẽ, tạo những bước ngoặt có tính lịch sử, thay đổi về chất trong quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác lớn. Chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh Việt Nam là đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay và cũng chưa bao giờ Việt Nam lại hòa nhập sâu rộng như hiện nay vào nền kinh tế thế giới, nền chính trị quốc tế và nền văn minh nhân loại. Thời kỳ kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; chăm lo xây dựng Quân đội, Công an vững mạnh, đoàn kết gắn bó. Đồng chí thường xuyên căn dặn lực lượng vũ trang phải thấm nhuần, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, lấy “Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất”, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, “dựa vào dân mà làm việc”, “phải thực sự trung thành, tôn kính, thương yêu dân”, gắn bó mật thiết với nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân, phải làm cho dân ngày càng tin hơn, giúp đỡ nhiều hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang tinh, gọn, mạnh, thực sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới đạt nhiều kết quả quan trọng; lực lượng Công an, lực lượng Quân đội đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, thực sự là thanh kiếm và lá chắn, hai cánh của một con chim, bảo vệ giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Xuyên suốt trong tư tưởng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là Nhân dân, là con người, là hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, xây dựng con người, lấy nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới. Về Đảng, đồng chí khẳng định “Đảng ta phải có trách nhiệm cao nhất với dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân”(2); “đường lối của Đảng mà không phản ánh được lợi ích của Nhân dân, của đất nước, của dân tộc, không phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử, là đường lối sai lầm”(3), “liên hệ chặt chẽ với nhân dân là quy luật tồn tại, phát triển và hoạt động của Đảng, là nhân tố quyết định tạo ra sức mạnh của Đảng”(4). Phân tích sự khác nhau giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với Nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa, đồng chí nêu rõ “Nhà nước pháp quyền XHCN về bản chất khác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ: Pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ XHCN là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số Nhân dân”(5). Về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đồng chí khái quát “Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở nước ta là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển”(6), “mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội…, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, chăm sóc người có công, những người không may gặp khó khăn, cơ nhỡ”. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã ban hành các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh sáu vùng kinh tế trên cả nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hoạch định mục tiêu, tầm nhìn, phương hướng, giải pháp nhằm tạo sự phát triển mạnh mẽ, đột phá, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của đất nước 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng Hòa XHCN Việt Nam, đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, thực hiện ước vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu. Trọn cuộc đời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta bằng một tinh thần, ý chí thép, không lùi bước trước những trở ngại, khó khăn; khẳng định một nhân cách lớn, coi “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”, giữ vững nguyên tắc, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Đồng chí thực sự là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực về đạo đức cách mạng trong sáng, “chí công vô tư”, lối sống giản dị, phong cách làm việc dân chủ, tận tụy, khoa học, tôn trọng và yêu thương con người…, được cán bộ, đảng viên và nhân dân kính trọng, tín nhiệm cao, tin tưởng và yêu quý, được bạn bè quốc tế trân trọng và đánh giá cao. (Xem tiếp trang 6) Báo Tiền Phong trân trọng giới thiệu bài viết “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Chủ tịch nước Tô Lâm. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ẢNH: NHƯ Ý TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: NHÀ LÃNH ĐẠO LỖI LẠC, TRỌN ĐỜI VÌ NƯỚC, VÌ DÂN Xuyên suốt trong tư tưởng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là Nhân dân, là con người, là hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, xây dựng con người, lấy nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới”. Chủ tịch nước TÔ LÂM

Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng Tổng Bí thư đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; hưởng thọ 80 tuổi. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ có Thông cáo đặc biệt về tổ chức Lễ Quốc tang đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. TTXVN TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Ngày 15/11/2018, cán bộ, phóng viên báo Tiền Phong thực sự vui mừng và xúc động khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có Thư gửi báo nhân dịp 65 năm báo ra số đầu tiên (16/11/1953 - 16/11/2018). Trong Thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên báo Tiền Phong nhân dịp dấu mốc quan trọng và đáng tự hào này. Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, báo Tiền Phong - cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh luôn có vị trí, vị thế đặc biệt quan trọng trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam. Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, hay trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, báo đều phát huy vai trò xung kích, tiên phong trong phản ánh cuộc chiến đấu và dựng xây, định hướng đúng đắn tư tưởng cho thanh niên, các tầng lớp nhân dân để đoàn kết, chung sức phục vụ sự nghiệp cách mạng. Trước tình trạng còn một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, thậm chí một số ít thanh niên bị các thế lực xấu, thù địch tác động, lôi kéo, kích động đã có những việc làm đi ngược lại bản chất, truyền thống vẻ vang của Đoàn và trái với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc…, hơn lúc nào hết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhận định, báo Tiền Phong cần phải phát huy vai trò xung kích, thực sự xứng đáng là cơ quan trung ương, tiếng nói của Trung ương Đoàn, diễn đàn của tuổi trẻ Việt Nam. Báo cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ, để góp phần giúp cho tuổi trẻ Việt Nam kiên định trên con đường cách mạng mà Đảng và dân tộc đã lựa chọn; để mỗi đoàn viên, thanh niên đều nêu cao tinh thần tiên phong, bản lĩnh, đoàn kết, sáng tạo, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, là đội quân xung kích của cách mạng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn báo tiếp tục đi đầu trong cuộc đấu tranh với cái xấu, cái tiêu cực; phê phán, bác bỏ những quan điểm, tư tưởng, thông tin sai trái, tăng cường sức đề kháng cho thanh niên trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội, “tránh tình trạng nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”. Với đội ngũ cán bộ, phóng viên, Tổng Bí thư cho rằng, phải là những người trong sạch, vững về nghiệp vụ, tinh thông về chuyên môn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, hiểu vị thế của tờ báo đối với người trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước - để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đoàn Thanh niên giao phó và sự tin yêu của bạn đọc cả nước. Tổng Bí thư bày tỏ tin tưởng rằng, với truyền thống đáng tự hào cùng bản lĩnh, tri thức của thế hệ làm báo ngày nay, báo Tiền Phong sẽ tiếp tục phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (sáng 15/12/2022), trong bài phát biểu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc đến báo Tiền Phong, nhấn mạnh tinh thần xung kích của tuổi trẻ trong phong trào hành động cách mạng. “Tôi thực sự tâm đắc với những điểm mới tại Đại hội lần này của Đoàn Thanh niên; từ khâu chuẩn bị các văn kiện cũng như hình thức thể hiện trong toàn bộ các hoạt động của Đại hội. Vì vậy, nói đến xung kích của tuổi trẻ trong phong trào hành động cách mạng, tôi muốn nhấn mạnh và nhắn gửi tới thế hệ trẻ cả nước hai chữ “Tiên phong”. Đoàn thanh niên của chúng ta là Đoàn thanh niên tiên phong; tờ báo chính thống của Đoàn ta cũng mang tên “Tiền phong””, Tổng Bí thư nói. VĂN KIÊN - TRƯỜNG PHONG Tình cảm của Tổng Bí thư với báo Tiền Phong Với báo Tiền Phong, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành những tình cảm đặc biệt, và mong muốn báo tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ để góp phần giúp cho tuổi trẻ Việt Nam kiên định trên con đường cách mạng mà Đảng và dân tộc đã lựa chọn. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và báo Tiền Phong ẢNH: PV Quy định về việc tổ chức Lễ Quốc tang Trong thời gian Quốc tang, các cơ quan, công sở trong cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang, không tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí công cộng. Quy định việc tổ chức lễ Quốc tang được thực hiện theo Nghị định 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang: - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế. Thời gian, nghi thức để Quốc tang Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 2 ngày. Trong thời gian này, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay), không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng. Nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng - Lễ Quốc tang tổ chức tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà Tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, quận 3, TPHCM (nếu tổ chức ở TPHCM). - An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội; Nghĩa trang TPHCM hoặc hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng của gia đình. VIETNAM+ Dải băng tang được buộc vào Quốc kỳ ẢNH: TTXVN THỜI SỰ 3 n Thứ Bảy n Ngày 20/7/2024

4 THỜI SỰ n Thứ Bảy n Ngày 20/7/2024 TRÁNH “NHẠT ĐẢNG, KHÔ ĐOÀN” Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022 (tháng 12/2017), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, giáo dục lý tưởng cách mạng, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ vừa là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt, thường xuyên, vừa là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thoả đáng. Theo Tổng Bí thư, đầu tư cho giáo dục, trong đó, có giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho tương lai của đất nước. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, của các cấp, các ngành, đoàn thể, gia đình và toàn xã hội, trong đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt quan trọng. Đoàn cần tập hợp, giáo dục thanh niên, khơi dậy và thúc đẩy trong mỗi bạn trẻ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lý tưởng cách mạng, kiên định niềm tin vào chế độ, tiếp nối xứng đáng truyền thống cha anh. Nhắc lại câu nói bất hủ của anh hùng Lý Tự Trọng: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”, Tổng Bí thư khẳng định câu nói này đã trở thành tuyên ngôn, lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư nói rằng, ngày nay, lý tưởng cách mạng của thanh niên là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc. “Đặc biệt, Đoàn cần định hướng, giáo dục thanh niên giữ vững bản lĩnh cách mạng, có ý thức nhạy bén chính trị, tích cực đấu tranh ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, tăng sức đề kháng cho thanh niên trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội; tránh tình trạng “nhạt Đảng”, “khô Đoàn”, “xa rời chính trị””, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói. PHÁT HUY TINH THẦN “TIÊN PHONG” CỦA THANH NIÊN Phát biểu tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 (tháng 12/2022), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi nhận, đánh giá cao Đoàn Thanh niên đã có sự chuyển biến tốt trong việc khắc phục một số tồn tại, hạn chế được nêu trong văn kiện Đại hội XI, đặc biệt là khắc phục tình trạng “Nhạt Đảng”, “khô Đoàn”, “xa rời chính trị” trong một bộ phận thanh niên. “Qua nghiên cứu Báo cáo chính trị của các đồng chí, cùng với việc được nghe các ý kiến phát biểu thảo luận tại Đại hội, tôi thấy Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng để đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đặc biệt là trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng, bồi dưỡng đạo đức, lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ. Qua đó, tính tích cực chính trị, niềm tin của thanh niên đối với Đảng, với tổ chức Đoàn, với công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đang được củng cố”, Tổng Bí thư phát biểu tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII. Đặc biệt, tại Đại hội này, Tổng Bí thư nhấn mạnh và truyền thông điệp về tinh thần “Tiên phong” của người trẻ. “Nói đến xung kích của tuổi trẻ trong phong trào hành động cách mạng, tôi muốn nhấn mạnh và nhắn gửi tới thế hệ trẻ cả nước hai chữ “Tiên phong”. Đoàn thanh niên của chúng ta là Đoàn Thanh niên tiên phong; tờ báo chính thống của Đoàn ta cũng mang tên “Tiền phong”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói và nêu 5 “Tiên phong” của thanh niên. Thanh niên phải tiên phong trong việc trau dồi đạo đức cách mạng với tinh thần khiêm tốn, giản dị, cầu tiến bộ; dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, xây hoài bão lớn; phải có khát vọng vươn lên để cống hiến và coi đó là lẽ sống của mình. Thanh niên phải tiên phong trong học tập, rèn luyện để có trình độ chuyên môn cao, có năng lực thực tiễn giỏi, là những người đi đầu, tích cực nhất trong hội nhập sâu rộng với thế giới. Thanh niên phải tiên phong trong lao động, sản xuất, sáng tạo, thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo. Thanh niên phải tiên phong, tình nguyện trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; trong những việc khó, việc mới; sẵn sàng chia sẻ vì cộng đồng; xung phong đến với những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; đến với những người nghèo, người yếu thế; sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần. Thanh niên phải tiên phong trong việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, dân tộc; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. TIN YÊU THẾ HỆ TRẺ Trong các bài phát biểu tại các sự kiện quan trọng của Đoàn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn khẳng định thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, rường cột của quốc gia. Tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2021), Tổng Bí thư khẳng định: “Thanh niên có mạnh thì dân tộc mới mạnh; trong sức mạnh của dân tộc có sức mạnh của thanh niên. Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, thanh niên luôn nêu cao truyền thống yêu nước, chí khí anh hùng, bất khuất của dân tộc, hăng hái đi tiên phong trên mọi lĩnh vực, có nhiều cống hiến to lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước”. Theo Tổng Bí thư, lịch sử Việt Nam đã dành những trang chói lọi cho tuổi trẻ cả nước; và tiền đồ xán lạn của dân tộc đang nằm trong tay và chờ đón tuổi trẻ cả nước. Đảng ta đã nhiều lần xác định: Thanh niên là lực lượng nòng cốt của dân tộc, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, chăm lo cho thanh niên, công tác thanh niên là trách nhiệm của Đảng và cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, từng gia đình. Vì vậy, Tổng Bí thư đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, bộ, ngành, đoàn thể cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp thực hiện thật tốt công tác thanh niên. Đồng thời, tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện, cơ chế thuận lợi để tổ chức Đoàn và thanh niên lao động, rèn luyện, xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn, cán bộ trẻ nhiệt huyết, bản lĩnh, mẫu mực, có năng lực dẫn dắt, truyền cảm hứng. Trong dấu mốc lịch sử đáng nhớ kỷ niệm 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở và mong các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn đoàn viên, đảng viên trẻ hãy luôn luôn ghi nhớ ý nghĩa của chiếc huy hiệu mà các bạn đang đeo trang trọng trên ngực áo với lời Bác kính yêu căn dặn “Tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”. “Hãy luôn xung kích tiến lên trong học tập, lao động, sản xuất, chiến đấu, góp sức xây dựng quê hương, đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, xứng đáng với kỳ vọng và niềm tin yêu của Đảng, Bác Hồ và Nhân dân cả nước đối với thế hệ trẻ”, Tổng Bí thư nhắn nhủ thế hệ trẻ. LƯU TRINH Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành tình cảm đặc biệt, sự quan tâm, tin yêu, kỳ vọng vào Đoàn Thanh niên và thế hệ trẻ. Trong các bài phát biểu tại các sự kiện quan trọng của Đoàn, Tổng Bí thư luôn khẳng định thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, rường cột của quốc gia; đồng thời, có nhiều định hướng, chỉ đạo, truyền cảm hứng cho thanh niên, tổ chức Đoàn phát triển. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, chăm lo cho thanh niên, công tác thanh niên là trách nhiệm của Đảng và cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, từng gia đình ẢNH: NHƯ Ý Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với thanh niên “Hãy luôn xung kích tiến lên trong học tập, lao động, sản xuất, chiến đấu, góp sức xây dựng quê hương, đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, xứng đáng với kỳ vọng và niềm tin yêu của Đảng, Bác Hồ và Nhân dân cả nước đối với thế hệ trẻ”. Tổng Bí thư NGUYỄN PHÚ TRỌNG

“Tại Lạng Sơn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh rằng, trên thế giới chỉ có duy nhất một cặp cửa khẩu tên là Hữu nghị. Ông cũng nhiều lần nhấn mạnh rằng, tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc là độc đáo vô song. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điểm lại nhiều cuộc trao đổi quan trọng trong lịch sử giữa hai Đảng tại Cửa khẩu Hữu Nghị, đồng thời nhắc lại nhiều khoảnh khắc lịch sử như Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên đi qua Cửa khẩu Hữu Nghị để thăm Trung Quốc. Tóm lại, cần nhấn mạnh tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và Việt Nam rất quý giá, nhân dân hai nước cần củng cố từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trên thực tế, tên gọi Cửa khẩu Hữu Nghị là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và Phó Thủ tướng Trần Nghị. Thủ tướng Chu Ân Lai hoàn toàn đồng ý, và theo yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Trần Nghị viết bia. Cửa khẩu Hữu Nghị quả thực rất có ý nghĩa nên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đích thân lái xe đến trạm kiểm soát để kiểm tra công việc, bất kể mệt mỏi, đường xa. Ông đến đây để gửi một thông điệp quan trọng về tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc tới nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc. Tôi rất cảm động trước những nỗ lực của cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước”. THÁI AN (ghi) Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, PGS. TS Dương Văn Quảng (ảnh), nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, cho biết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người nhấn mạnh hình tượng cây tre. Tại các hội nghị ngoại giao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo ngành ngoại giao và những người làm công tác ngoại giao suy nghĩ về điều này. Theo giải thích của PGS.TS Dương Văn Quảng, cây tre là một trong những cây biểu tượng của Việt Nam. Rễ cây tre bám rất sâu xuống đất, nếu liên tưởng đến ngoại giao thì gốc tre chính là truyền thống. Ngoại giao hiện đại phải bắt nguồn từ truyền thống mà cha ông ta xây dựng nên, được đúc kết lại thành truyền thống ngoại giao hòa hiếu. Gốc rễ của ngoại giao hiện đại xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao từ năm 1946, thông qua những dấu mốc lịch sử như Hiệp định Geveve và Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ngoại giao hiện nay và sau này phải tiếp tục dựa trên nền tảng đó. Thân cây tre là toàn bộ quan điểm, đường lối của Việt Nam về quan hệ quốc tế và các vấn đề quốc tế, về các đối tượng đối tác khác nhau. Thân cây tre cũng mang hàm ý về lợi ích quốc gia dân tộc, tùy thuộc vào mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn. Người làm ngoại giao mà không biết nước mình muốn điều gì thì không làm được. Theo PGS.TS Dương Văn Quảng, lợi ích quốc gia không chỉ là vấn đề kinh tế - chính trị, mà còn là câu chuyện chủ quyền, chế độ, về cả truyền thông, thông tin, văn hóa... Ngọn cây tre thể hiện cách chúng ta thích ứng với bên ngoài, khi môi trường luôn thay đổi, luôn chuyển động. Dù ngọn tre chuyển động ra sao vẫn phải gắn bó với thân và gốc, càng mềm bao nhiêu càng phải nhờ phần gốc và thân bấy nhiên. Bản sắc ngoại giao cây tre Việt Nam là vững về gốc, chắc phần thân và mềm dẻo phần ngọn. PGS.TS Dương Văn Quảng đánh giá ngoại giao Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm lịch sử đến Mỹ vào tháng 7/2015, với cuộc gặp chưa từng có tiền lệ với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, mở ra chương mới trong quan hệ giữa hai nước. Cuối tháng 10, đầu tháng 11/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức Trung Quốc, trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp ngay sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 9/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người chủ trì lễ đón Tổng thống Mỹ Joe Biden và hội đàm với ông chủ Nhà Trắng tại trụ sở Trung ương Đảng, một điều cũng chưa từng có tiền lệ. Cũng trong năm 2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam. Tháng 6 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam. Theo PGS.TS Dương Văn Quảng, trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp như hiện nay, các cường quốc đang cạnh tranh nhau rất gay gắt, theo đuổi những quan điểm và chính sách rất khác nhau. Ông cho rằng trong những mối quan hệ phức tạp như vậy, Việt Nam có quan hệ tốt và mời được lãnh đạo cả 3 nước đến thăm thể hiện bản sắc của ngoại giao cây tre Việt Nam. “Chính bản sắc đó giúp chúng ta mời được họ đến đây và khiến họ chấp nhận những suy nghĩ của chúng ta về các vấn đề thế giới, về khu vực, về quan hệ song phương”, ông nói. PGS. TS Dương Văn Quảng cho rằng những hoạt động đó mang lại những đóng góp quan trọng cho lợi ích quốc gia của Việt Nam, đồng thời thể hiện chính sách ngoại giao hòa hiếu, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. THU LOAN Trường phái đối ngoại, ngoại giao “cây tre Việt Nam” ngày càng được quốc tế thừa nhận rộng rãi, thu hút chú ý từ khi ra mắt cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. THỜI SỰ 5 n Thứ Bảy n Ngày 20/7/2024 Dấu ấn “ngoại giao cây tre” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch HĐNN và HĐBT Cuba Raul Castro Ruz (La Habana, 29/3/2018) ẢNH: TRÍ DŨNG - TTXVN Ấn tượng nhất với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Gần đây, khi phóng viên đề nghị kể về một ấn tượng sâu sắc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba nói: “Ấn tượng nhất là ngày 25/8/2023, nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi đã cùng ông đi thị sát Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị ở tỉnh Lạng Sơn giáp Trung Quốc, trồng cây hữu nghị cùng với Tổng Bí thư”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác trồng cây lưu niệm tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu nghị ẢNH: DANGCONGSAN.VN Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vận dụng tốt Chủ nghĩa Mác - Lênin, đảm bảo tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức cao và hiệu quả hành chính. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Ông là một cán bộ đảng viên hoàn hảo, tin vào sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm những người có đạo đức, tài năng, kinh nghiệm, học vấn, trình độ đào tạo và kỷ luật tự giác ở mức độ cao. Người dân Việt Nam coi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như một người chú, người bác thân thương. Chiến dịch chống tham nhũng của ông rất được lòng dân. Ông sẽ được nhớ mãi với chiến dịch “đốt lò” của mình, đã đưa ra ánh sáng các quan tham ở mọi cấp độ, bao gồm Bộ Chính trị và các bộ đặc thù như Công an, Quốc phòng. Chiến dịch “đốt lò” của ông đã dấn tới sự truy tố, xét xử nhiều quan chức tham nhũng và mạng lưới của họ, đồng thời góp phần kiểm soát các tập đoàn nhà nước, tổng công ty, ngân hàng nhà nước phát triển quá nóng. Ngoài ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đóng góp lớn cho việc xây dựng Đảng, đề ra chương trình sàng lọc, bồi dưỡng “ứng viên chiến lược”, xác định các tiêu chí lựa chọn cho các chức vụ cao. Với sự kiện bất thường trong các lĩnh vực khác, giới lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, trong đó có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã có những chỉ đạo kịp thời, hiệu quả. Dân chúng Việt Nam thực sự tự hào về cách các nhà lãnh đạo của mình khống chế đại dịch COVID-19. Trong khi đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn xuất hiện một cách khiêm tốn tại các cuộc họp, sự kiện công cộng và nhận được sự tôn trọng rất cao từ mọi người. Về đối ngoại, chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đã phổ biến thuật ngữ “ngoại giao cây tre” - trường phái đối ngoại hình thành trong thời kỳ đổi mới gần 40 năm qua. Ngày 14/12/2021, tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam”. Ngày 19/12/2023, tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhấn mạnh về “ngoại giao cây tre”. Đó là vừa kiên định về nguyên tắc, vừa uyển chuyển về sách lược; mềm mại, khôn khéo, nhưng cũng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo, nhưng rất bản lĩnh, vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức, vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân… Ông Trọng chấp nhận khuôn khổ lâu dài của chính sách đối ngoại của Việt Nam về việc “đa dạng hóa và đa phương hóa” quan hệ đối ngoại thông qua một mạng lưới các đối tác chiến lược và toàn diện. Về quan hệ với Trung Quốc, ông coi trọng quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc vì hai đảng cung cấp một kênh đặc biệt cho quan hệ song phương… GS CARLYLE THAYER (ĐH New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc) ĐẠI SỨ TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM HÙNG BA: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một cán bộ đảng viên hoàn hảo

6 THỜI SỰ n Thứ Bảy n Ngày 20/7/2024 “CÓ DÂN LÀ CÓ TẤT CẢ” Chia sẻ với phóng viên Tiền Phong sau thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, bày tỏ xúc động, niềm tiếc thương vô hạn đối với một tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng, nhà lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân. “Như Bác Hồ nói, Đảng là người lãnh đạo đồng thời cũng là người đầy tớ trung thành của Nhân dân. Quán triệt tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong suốt cuộc đời của mình đã gắn bó mật thiết với các tầng lớp Nhân dân, luôn hành động vì lợi ích của Nhân dân”, ông Túc nói. Theo Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, trong cuốn sách “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc”, tổng hợp những bài phát biểu với các tầng lớp Nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh tư tưởng “Dân là gốc”, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Với tư tưởng “Dân là gốc”, Tổng Bí thư luôn nhấn mạnh “có dân là có tất cả, mất dân là mất hết”. “ Bao giờ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền phải gắn bó mật thiết với Nhân dân, lấy lợi ích của Nhân dân là mục tiêu phấn đấu”, ông Túc nói. Theo ông Túc, trong quá trình công tác, Tổng Bí thư luôn nhấn mạnh rằng, quan liêu, tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của bất kỳ nhà nước nào. Do đó, muốn được dân mến, dân tin thì phải làm sao ngăn ngừa, hạn chế tệ quan liêu, xa dân; đấu tranh hạn chế tham nhũng, tiêu cực. “Suốt 7 nhiệm kỳ ở trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong đó có 6 nhiệm kỳ là Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tìm cách huy động được sức mạnh của Nhân dân vào công cuộc xây dựng đất nước, đổi mới đất nước”, ông Túc nói. Chính sự gắn bó mật thiết với Nhân dân, luôn đặt lợi ích của Nhân dân lên trên hết, nên theo ông Túc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn được Đảng và Nhân dân tín nhiệm. “Sáu khoá là Ủy viên Bộ Chính trị cho chúng ta thấy, ý Đảng và lòng dân gặp nhau khi nhìn nhận và đánh giá về con người và phẩm chất của nhà lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng”, ông Túc nói. Ông khẳng định, Tổng Bí thư là một con người mẫu mực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. “Không chỉ bản thân mình mẫu mực mà Tổng Bí thư còn giáo dục, vận động vợ con, gia đình mình phải giữ được phẩm chất, đạo đức của một người yêu nước, chứ chưa nói là một người cách mạng. Chính vì vậy, uy tín, niềm tin của Nhân dân với Tổng Bí thư phải nói là rất lớn. Sự ra đi của đồng chí là một tổn thất vô cùng to lớn với Đảng, Nhà nước, đặc biệt là niềm thương vô hạn của Nhân dân”, ông Túc nói. TẤM GƯƠNG SÁNG NGỜI VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, khẳng định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư là người kiên định con đường cách mạng độc lập dân tộc với Chủ nghĩa xã hội mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn. Tổng Bí thư cũng kiên định nhận thức sâu sắc và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác- Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư đã vận dụng, đưa vào xây dựng cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chỉ đạo thực tiễn. Cùng với đó, Tổng Bí thư luôn tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng noi theo đạo đức, phong cách của Bác Hồ, làm việc khoa học nhưng thiết thực, cụ thể; rất chiến lược nhưng cũng đi sâu vào những vấn đề thực tiễn của đất nước, gắn bó với Nhân dân”, ông Phúc nói. Theo ông Phúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa là nhà lãnh đạo của Đảng, vừa là nhà lý luận có nhiều cống hiến trong công tác lý luận. Tổng Bí thư đã phát triển tư duy mới về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều này thể hiện rất rõ trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Đó chính là vấn đề lý luận bao trùm nhất. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn bàn sâu về một số lĩnh vực khác, mang tầm vóc lý luận như về vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng nhà nước pháp quyền; vai trò của Quốc hội; chiến lược an ninh- Quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; ngoại giao cây tre Việt Nam; đại đoàn kết toàn dân tộc... Đó đều là vấn đề lý luận, đồng thời xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay. Trong công tác phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người khởi xướng và trực tiếp lãnh đạo công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng và tiêu cực trong thời gian từ khoá XI đến nay. “Đây là vấn đề rất quan trọng, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu và năng lực cầm quyền của Đảng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp đảm nhận công việc này, đã chuyển Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng do Thủ tướng làm trưởng ban chỉ đạo sang Tổng Bí thư trực tiếp lãnh đạo. Đây là tầm lãnh đạo, chỉ đạo rất cao, đòi hỏi vai trò lãnh đạo rất lớn để đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, tiêu cực”, ông Phúc nói. Ông khẳng định, từ nhiệm kỳ XI đến nay, công cuộc phòng, chống tham nhũng được triển khai rất quyết liệt, có nhiều kết quả, được đảng viên, Nhân dân ghi nhận, tin cậy, cổ vũ. VĂN KIÊN - TRƯỜNG PHONG Trong suốt cuộc đời, với tư tưởng “dân là gốc”, “có dân là có tất cả, mất dân là mất hết”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn hành động vì lợi ích của dân và được Nhân dân yêu quý. “Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một tổn thất vô cùng to lớn với Đảng, Nhà nước, đặc biệt là niềm tiếc thương vô hạn của Nhân dân”, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nhận định. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt đại biểu tiêu biểu tham dự hội nghị biểu dương của MTTQ Việt Nam, tháng 11/2022 ẢNH: PV Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Bác Hồ nói, Đảng là người lãnh đạo đồng thời là người đầy tớ trung thành của Nhân dân. Quán triệt tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng trong suốt cuộc đời của mình đã gắn bó mật thiết với các tầng lớp Nhân dân, luôn hành động vì lợi ích của Nhân dân”. Ông NGUYỄN TÚC, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam “Đảng, Nhà nước trao Huân chương Sao vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để ghi nhận công lao, cống hiến to lớn, xuất sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, trực tiếp là sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc”. PGS.TS NGUYỄN TRỌNG PHÚC – nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kiên định vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; iên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta sẽ đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, xây dựng Đảng ta và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh toàn diện; phát triển nhanh, bền vững đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; đưa nước ta trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 khi Đảng ta tròn 100 năm thành lập, tạo tiền đề vững chắc để đến năm 2045, hoàn thành mục tiêu 100 năm thành lập nước, đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. (1) Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. (2) Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng và chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2012, tr.65. (3) Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng và chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2012, tr.66. (4) Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng và chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2012, tr.86. (5) Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, Hà Nội, 2022, tr.29. (6) (6)Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng và chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2012, tr.180. Nhà lãnh đạo... (Tiếp theo trang 2)

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==