Cuộc chạy đua tên lửa đang nóng lên khắp châu Á

0:00 / 0:00
0:00
Một tên lửa đạn đạo DF-21D của Trung Quốc trước hình ảnh Vạn Lý Trường Thành, ở Bắc Kinh, ngày 3 tháng 9 năm 2015. Getty Images
Một tên lửa đạn đạo DF-21D của Trung Quốc trước hình ảnh Vạn Lý Trường Thành, ở Bắc Kinh, ngày 3 tháng 9 năm 2015. Getty Images
TPO - Patrick Cronin, Chủ tịch Ủy ban An ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Viện nghiên cứu Hudson cho rằng: “Trước sự phát triển nhanh chóng của sức mạnh quân sự Trung Quốc gần đây, thực sự có một cuộc chạy đua tên lửa đang diễn ra ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

Các thông tin gần đây dựa trên hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng tới 230 hầm chứa (silo) mới để chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể mang đầu đạn hạt nhân đi xa tới Mỹ.

Việc này, trong mắt các nhà quan sát quân sự phương Tây, là chương mới nhất trong sự phát triển quân sự vượt bậc của Trung Quốc, cùng với các hành động gây hấn của Bắc Kinh ở những nơi như Biển Đông, đã châm ngòi cho một cuộc chạy đua tên lửa khác.

Các quốc gia trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đang mua hoặc mở rộng kho vũ khí tên lửa tầm xa của riêng mình, phần lớn là do tác động của các hành vi của Trung Quốc. Những tên lửa này được trang bị vũ khí thông thường nhưng cũng có khả năng tấn công tầm xa.

Patrick Cronin, Chủ tịch Ủy ban An ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Viện nghiên cứu Hudson, cho rằng: “Trước sự phát triển nhanh chóng của sức mạnh quân sự Trung Quốc gần đây, thực sự có một cuộc chạy đua tên lửa đang diễn ra ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

Các quốc gia đó – theo lời ông Cronin là Hàn Quốc và "Bộ tứ" gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Mỹ - thấy mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra là khác nhau, nhưng tác động cộng hưởng là rõ ràng. Chuyên gia Cronin nói với Insider: “Đó là sự tăng tốc của một cuộc đua tên lửa”.

Quân đội Trung Quốc, đặc biệt là hải quân và không quân, hiện là một trong những lực lượng lớn nhất thế giới xét về quy mô và đang phát triển khả năng tiến hành, duy trì các hoạt động tầm xa.

Các tên lửa mà Trung Quốc đang sử dụng, đặc biệt là hai loại tên lửa đạn đạo DF-21 và DF-26, cũng làm “xói mòn” cái gọi là “vùng đệm vật lý” mà các nước như Australia và Mỹ từ lâu đã coi là có lợi thế.

Ông Cronin nói: "Lợi thế về khoảng cách không còn là độc quyền nữa. Vì vậy, tất cả các quốc gia nói trên phải bắt đầu củng cố khả năng tấn công của riêng họ."

Các đồng minh của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc, từ lâu đã dựa vào quân đội Mỹ để phòng thủ, nhưng sự không chắc chắn về cam kết của Mỹ đã khiến họ phải tăng cường và đa dạng hóa sức mạnh hỏa lực của mình.

Ông Cronin nói: “Theo thời gian, Mỹ đã chứng tỏ khả năng tuyệt vời trong việc bảo vệ các đồng minh nhưng cũng có những sơ suất xảy ra sau đó”. "Hoàn toàn có thể là các quốc gia này không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Họ muốn đảm bảo các khoản đặt cược của mình”.

MỚI - NÓNG