Các cơn đau tim nghiêm trọng thường xảy ra ở nữ giới. Nguy cơ đau tim tăng lên khi bạn ở tuổi 50, tuy nhiên vẫn có nhiều khả năng bạn bị đau tim ở độ tuổi 20. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, 80% bệnh tim có thể phòng ngừa được.
Ngăn ngừa bệnh tim ở độ tuổi 20 và 30
Ở độ tuổi thanh thiếu niên, khả năng tích tụ cholesterol trong động mạch thấp do lượng hormonestrogen dồi dào trong cơ thể. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, estrogen là một loại hormon có tác dụng duy trì tính linh hoạt của động mạch và làm giảm lượng cholesterol trong máu. Tuy nhiên, các yếu tố lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít thể dục và béo phì có thể làm tăng tỷ lệ đau tim.
Những biện pháp ngăn ngừa bệnh tim cần thực hiện:
• Kiểm tra các yếu tố nguy cơ bao gồm huyết áp, lượng đường trong máu và mức cholesterol.
• Thực hiện chế độ ăn giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và các chất béo không bão hòa lành mạnh như dầu ô liu, bơ,..
• Không hút thuốc và dành thời gian tập thể dục.
Ngăn ngừa bệnh tim ở độ tuổi 40 và 50
Ở độ tuổi 40, nguy cơ đau tim ở nữ giới thường thấp, nguy co đau tim tăng cao khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Sau thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh tim tăng do giảm lượng hormonestrogen, lượng cholesterol “xấu” và huyết áp tăng lên, lượng cholesterol “tốt” bắt đầu giảm dần, cuối cùng là giai đoạn gây xơ vữa động mạch.
Những biện pháp ngăn ngừa bệnh tim cần thực hiện:
• Đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách kiểm tra cholesterol và mức huyết áp.
• Chụp CT tim để đo tiền sử vôi hóa trong động mạch.
• Nếu có lượng canxi cao, bạn có nguy cơ mắc bệnh tim cao.
• Kiểm soát chế độ ăn, đặc biệt là lượng calo tiêu thụ vì nạp quá nhiều calo sẽ dẫn đến béo phì- một yếu tố nguy cơ chính.
• Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
• Không hút thuốc và hạn chế hít khói thuốc lá.
Ngăn ngừa bệnh tim ở tuổi 60 trở lên
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, trong độ tuổi60 đến 79, khoảng 71% phụ nữ mắc bệnh tim. Ở tuổi này, cơ thể có xu hướng trở nên yếu hơn do đó các cơ quan bắt đầu hoạt động chậm dần.
Những biện pháp ngăn ngừa bệnh tim cần thực hiện:
• Tập luyện thường xuyên để giữ cho xương khỏe mạnh và tiếp thêm sinh lực. Nếu không thể tập các bài tập nặng, hãy thử thực hiện các loại bài tập kéo dài khác nhau mà bạn thích làm như yoga, chạy bộ, đi bộ nhanh, zumba và bơi lội.
• Theo dõi lượng cholesterol, lượng đường trong máu, cân nặng, chỉ số BMI và huyết áp của bạn.
• Điều quan trọng là có một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh bao gồm chất xơ, chất béo lành mạnh, protein, carbohydrate và các vitamin và khoáng chất cần thiết khác.
• Chọn chất béo và dầu lành mạnh hơn. • Ăn nhiều rau, trái cây, các loại hạt mỗi ngày. • Ăn ít nhất hai đến ba khẩu phần cá hoặc hải sản mỗi tuần. • Hạn chế thức ăn chiên và tránh thức ăn mặn. • Uống nhiều nước và tránh thức uống có đường.