Bệnh nhân tiểu đường cần đổi lối sống, chế độ ăn, dinh dưỡng ra sao?

Ảnh minh họa từ Internet
Ảnh minh họa từ Internet
TPO - Chế độ ăn giàu thực vật có lợi cho cơ thể, giúp kiểm soát lipid, đường huyết và huyết áp.

Chế độ ăn giàu thực vật giúp giảm chất béo trong tế bào, có lợi trong điều trị bệnh tiểu đường typ 2.

Chế độ ăn giàu thực vật cũng có lợi cho cơ thể, giúp kiểm soát lipid, đường huyết và huyết áp.
Một nghiên cứu khác cho thấy những ảnh hưởng của chế độ ăn giàu chất béo tới tình trạng kháng insulin và điều trị bệnh tiểu đường dựa trên sự tương tác giữa chất béo, hoạt động thể chất và sự nhạy cảm với insulin. Nghiên cứu cũng cho thấy tầm quan trọng của thực phẩm giàu carbohydrate giúp hạ đường huyết.

Chúng ta hãy xem chế độ ăn uống, dinh dưỡng và thay đổi lối sống cho bệnh nhân tiểu đường.

1. Carbohydrate lành mạnh
Trong quá trình tiêu hóa, các loại carbohydrate đơn giản (trái cây, sữa, sữa, kẹo, xi rô và nước giải khát) và carbohydrate phức tạp (đậu Hà Lan, đậu, ngũ cốc và rau cải) sẽ phá vỡ cân bằng đường huyết. Carbohydrate phức tạp được cơ thể hấp thụ từ từ giúp mức đường huyết không tăng đột ngột. Ăn nhiều các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và hoa quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. WHO khuyến cáo rằng trong chế độ ăn, carbohydrate nên chiếm ít nhất 55 % tổng lượng năng lượng ở người khỏe mạnh.

2. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và kiểm soát mức đường huyết. Chế độ ăn ít chất xơ có thể dẫn đến bệnh tiểu đường type 2, lượng chất xơ trong cơ thể tỷ lệ nghịch với lượng insulin trong máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khẩu phần ăn ít chất xơ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như hoa quả, các cây họ đậu, rau và cám mì.

3. Dầu cá
Dầu cá tốt cho tim. Các loại cá như cá tuyết và cá ngừ có tổng lượng chất béo, chất béo bão hòa và cholesterol thấp hơn thịt. Cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi giàu axit béo omega-3, giúp tăng cường sức khoẻ tim bằng cách giảm lượng chất béo triglycerides trong máu. Bổ sung các loại hải sản tươi sống vào chế độ ăn hàng ngày ít nhất 2 bữa/tuần.

4. Chất béo lành mạnh
Các thực phẩm có chứa chất béo bão hoà đơn và chất béo không bão hòa đa giúp giảm mức cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Chất béo lành mạnh có trong các loại thực phẩm như bơ, dầu đậu phộng, dầu ô liu, quả óc chó, quả ô liu, hạt điều, quả hồ đào và đậu phộng.

Ngoài ăn uống lành mạnh, bệnh nhân tiểu đường nên kết hợp một số thay đổi lối sống:

1. Tìm hiểu về tính toán lượng Carbs và khẩu phần
Chìa khóa trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường là học cách tính toán lượng carbohydrate. Carbohydrate thường có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và đối với bệnh nhân tiểu đường cần biết rõ lượng carbohydrate trong thực phẩm ăn hàng ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể sản xuất lượng insulin phù hợp.Bệnh nhân cũng nên tìm hiểu kích thước khẩu phần thích hợp đối với mỗi loại thực phẩm

2. Bảo đảm cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn
Để duy trì nồng độ insulin, hãy lên kế hoạch cho mỗi bữa ăn có đủ trái cây, rau xanh, chất đạm và chất béo lành mạnh. Chú ý đến loại carbohydrate mà bạn ăn. Rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây có ít carbs và giàu chất xơ giúp duy trì ổn định mức đường huyết. Tốt nhất là bạn nên trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn cần thực hiện.

3. Kết hợp các bữa ăn và dùng thuốc
Nếu bạn ăn quá ít thức ăn trong khi đang dùng thuốc tiểu đường có thể khiến mức đường huyết quá thấp. Ngoài ra, ăn quá nhiều có thể khiến đường huyết tăng đột biến. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về cách phối hợp tốt nhất các bữa ăn và lịch trình uống thuốc.

4. Tránh đồ uống có đường
Các loại đồ uống có đường, bao gồm các loại nước sốt có chứa siro ngô fructose có hàm lượng calo cao, có thể dẫn đến chứng béo phì và tiểu đường type 2. Đồ uống có đường làm đường huyết tăng đột ngột, vì vậy tốt nhất nên tránh các thức uống này nếu bạn bị tiểu đường.

5. Tập thể dục
Hoạt động thể chất là một yếu tố quan trọng khác trong kế hoạch kiểm soát bệnh tiểu đường. Khi bạn bắt đầu tập thể dục, cơ bắp sẽ sử dụng đường để tạo năng lượng và điều này giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn. Bạn có thể tập các bài tập nhảy, đi bộ, chạy hoặc các hoạt động nhẹ như làm việc nhà hoặc làm vườn.
MỚI - NÓNG