THẾ GIỚI 24H: Hàn Quốc dừng chia sẻ thông tin tình báo với Nhật Bản

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: WSJ
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: WSJ
TPO - Hàn Quốc vừa thông báo quyết định sẽ không gia hạn Thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo chung với Nhật Bản (GSOMIA). 

Quyết định được đưa ra sau cuộc họp giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Hội đồng An ninh Quốc gia. Việc này được đánh giá là hệ quả của một loạt các động thái ăn miếng trả miếng giữa 2 nước láng giềng tại khu vực Đông Á do căng thẳng về vấn đề lịch sử và thương mại.


Ngày 22/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cáo buộc Ottawa làm cho mối quan hệ song phương trở nên xấu đi sau khi Thủ tướng nước này Justin Trudeau khẳng định 'không lùi bước' trước Trung Quốc trong bối cảnh bất đồng ngoại giao và thương mại ngày càng sâu sắc. Quan hệ giữa 2 nước trở nên căng thẳng từ tháng 12/2018, khi Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính của tập đoàn công nghệ Huawei và Trung Quốc đã bắt giữ 2 công dân Canada với cáo buộc làm gián điệp để trả đũa.


Trung Quốc và Nga vừa kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc xử lý vấn đề Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân từ thời Chiến tranh Lạnh, cho rằng đó là 'mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế'. Các nhà phân tích Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh và Mátxcơva được kéo lại gần nhau khi đều bị Washington coi là mối đe dọa hàng đầu và là đối thủ đối với vị trí thống trị của Mỹ.(XEM CHI TIẾT...)


Người phát ngôn Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov cho biết Nga không mong muốn trở lại nhóm G7, bởi trong nhóm này không có Trung Quốc và Ấn Độ. “Việc trở lại nhóm G7, mà trước đây là G8, không phải mục tiêu của nước Nga”, ông Dmitry Peskov nói hôm qua, 22/8. “Trong mọi trường hợp, Nga cho rằng sẽ không thực sự hiệu quả khi thảo luận về các vấn đề địa chính trị, an ninh hoặc kinh tế toàn cầu mà không có Trung Quốc và Ấn Độ." (XEM CHI TIẾT…)


Việc Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí của Việt Nam trong vùng biển Việt Nam khiến cộng đồng quốc tế phải nghiêm túc nhìn nhận lại cam kết của Bắc Kinh đối với giải quyết tranh chấp biển đảo bằng biện pháp hòa bình. Tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 lần đầu đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 7 và dường như đã khảo sát địa chấn. Tàu rời khu vực hôm 7/8 và trở lại một tuần sau đó dưới sự hộ tống của các tàu hải cảnh Trung Quốc. (XEM CHI TIẾT…)


25 năm sau khi chế độ Apartheid bị sụp đổ, ngày 21/8, Thẩm phán Phineas Mojapelo, chủ tọa phiên xét xử của Tòa án Bình đẳng Nam Phi, đã ra phán quyết cấm treo quốc kỳ của chế độ phân biệt chủng tộc tại các địa điểm công cộng. Thẩm phán Mojapelo khẳng định theo Đạo luật Bình đẳng, việc trưng bày không có lý do chính đáng quốc kỳ Nam Phi dưới chế độ phân biệt chủng tộc là hành động cố ý gây tổn thương, gây hại và kích động gây hại, xúi giục và kích động lòng hận thù với người da đen.


Indonesia đã chặn truy cập Internet nhằm hạn chế tình trạng kích động bạo lực, sau khi một số các phần tử quá khích đốt phá các tòa nhà, một khu chợ và nhà tù ở tỉnh Papua. Vụ việc bùng lên khi một số sinh viên bị bắt ở ký túc xá ở thành phố Surabaya ở Đông Java sau khi bị buộc tội thiếu tôn trọng cờ Indonesia trong lễ kỷ niệm Quốc khánh Indonesia. Những người phản đối cho rằng họ bị bắt oan và bị phân biệt đối xử.


Triều Tiên đã thông báo cho Liên Hợp Quốc về việc Ngoại trưởng Ri Yong-ho sẽ tham dự khóa họp Đại hội đồng vào tháng tới ở New York, Mỹ. Chuyến đi này được cho là sẽ làm tăng triển vọng đàm phán song phương giữa ông Ri và người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo, giữa lúc Washington đang tìm cách tái khởi động đàm phán hạt nhân ở cấp chuyên viên với Bình Nhưỡng.

MỚI - NÓNG