Có 38 kết quả :

Chuyện bức tranh bảo vật quốc gia 'Hồ Chủ tịch qua suối'

Chuyện bức tranh bảo vật quốc gia 'Hồ Chủ tịch qua suối'

TPO - Bức tranh "Hồ Chủ tịch qua suối" của họa sĩ Dương Bích Liên là một trong những bảo vật quốc gia được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Tại cuộc trò chuyện nghệ thuật với chủ đề "Họa sĩ Dương Bích Liên - Ánh chớp thầm lặng", các diễn giả chia sẻ hậu trường sáng tác của Dương Bích Liên.
Duyên Báo trong tranh

Duyên Báo trong tranh

TP - Trong làng báo Việt Nam, có không ít nhà báo cầm cọ nhưng thành danh, tranh “ăn khách” phải kể đến Đặng Tiến, họa sĩ đất Cảng. Không gắn bó với làm báo chuyên nghiệp đến ngày cầm sổ hưu nhưng Đặng Tiến cũng đã dành phần đời nhiệt huyết, gần 30 năm, cho nghề báo. Mấy năm nay Đặng Tiến chuyên thú vẽ tranh song vẫn tiếp tục cộng tác với báo chí trong nước bằng mảng vẽ minh họa. Tranh minh họa trên báo chí cũng là một phần đáng nói trong gia tài hội họa của anh.
Đại diện gia đình nhạc sĩ nhận tranh khắc đồng bản nhạc bài hát Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn Cao. Ảnh: HÀ NAM

Văn Cao - dấu ấn trăm năm

TP - Nhạc sĩ Văn Cao được ca tụng như bậc thiên tài của nền nghệ thuật nước nhà, nhờ khối tài sản đồ sộ mà ông để lại ở các lĩnh vực âm nhạc, thơ, hội họa. Dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao, không chỉ những di sản về nghệ thuật, mà bóng dáng của ông trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè trong giới cũng được kể lại khiến hậu thế phải suy ngẫm.
Nghỉ giữa buổi năm 1971, in khắc gỗ màu 31x41cm

Về những bức tranh lưu lạc

TP - Vào một sáng chủ nhật đẹp trời, tôi và nhà báo Cao Phong đến thăm họa sĩ Tôn Đức Lượng, bởi trước đó đã đôi lần gặp ông ở nhà Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Mai Nam trong những ngày giỗ, tết được mời...
Đọc Kiều, yêu Kiều thời 4.0

Đọc Kiều, yêu Kiều thời 4.0

TP - Cùng lúc: ngâm Kiều, thư pháp Kiều, lẩy Kiều, vẽ Kiều, bói Kiều, tọa đàm về Kiều... được tổ chức, nhân 200 năm ngày mất đại thi hào Nguyễn Du. Chuỗi sự kiện kéo dài 3 ngày đưa đến nhiều bất ngờ, về những người còn đọc Kiều, yêu Kiều trong thời 4.0 này.
Bích Ngọc bên một bức tranh về Bác Hồ trong một cuộc đấu giá

Người 'thổi' giá cho tranh Việt

TP - Mấy năm gần đây người ta thường nghe tới việc đưa tranh Việt Nam lên sàn đấu giá, định giá cho những bức tranh nổi tiếng của Việt Nam theo cách hiện đại nhất. 
Những kiệt tác hội họa Việt Nam là Bảo vật quốc gia

Những kiệt tác hội họa Việt Nam là Bảo vật quốc gia

TPO - Đó là những tác phẩm độc bản, có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử, giá trị thẩm mỹ, tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ sau, được Nhà nước Việt Nam bảo vệ và bảo quản theo chế độ riêng. Tác giả của những Bảo vật quốc gia đều là những họa sĩ nổi tiếng và có sức ảnh hưởng trong làng hội họa Việt Nam.
Sự ‘trở về’ của các tác phẩm nghệ thuật

Sự ‘trở về’ của các tác phẩm nghệ thuật

Thời gian qua, gần 500 tác phẩm hội họa của một số họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam đã được Tập đoàn Thái Bình Dương mua từ nhà sưu tập nước ngoài để đưa về trưng bày tại Việt Nam. Việc đưa các tác phẩm hội hoạ của những họa sĩ tài hoa trở về “Đất mẹ” là việc làm hết sức ý nghĩa và chứa đựng nhiều tình cảm, tâm huyết của nhà sưu tập. Chia sẻ của ông Phan Tiến Dũng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thái Bình Dương sẽ gợi mở thêm những góc nhìn mới về sự hồi hương của các tác phẩm nghệ thuật.
Tác phẩm “Đền Ngọc Sơn” (bột màu trên giấy, 45,8cm x 61,8cm, 1953) của Lê Văn Xương.

Lê Văn Xương – người vẽ Hà Nội trước Bùi Xuân Phái

TP - Họa sĩ Lê Văn Xương là ai? Đến nay, câu hỏi này có lẽ vẫn còn làm nhiều người trong giới mỹ thuật bối rối. Bối rối vì có quá ít thông tin. Suốt đời, theo gia đình ước tính, không kể tranh dạng lưu niệm, Lê Văn Xương đã vẽ khoảng 1.000 bức tranh, mà gần 100 bức vẽ phố phường Hà Nội, vẽ từ giữa thập niên 1940 cho đến ngày qua đời. Năm 1997 ông được trao huy chương Vì sự nghiệp mỹ thuật Việt Nam. Năm 2017, Lê Văn Xương tròn 100 năm sinh (1917 - 2017), năm 2018 tưởng niệm 30 năm mất (1988 - 2018).
Lê Thiết Cương và “Chân dung 2” - tác phẩm trong triển lãm điêu khắc Mặt của anh. Ảnh: N.M.Hà.

Lê Thiết Cương: Hà Nội như nam châm

TP - Lê Thiết Cương là họa sĩ Hà Nội sống và triển lãm cùng một nơi. Ở đó trên tầng hai, chủ nhân khoe có nửa tạ sách của đủ các bậc thầy trên thế giới mà anh cất công mang vác từ khắp nơi. Khi nói nghệ sĩ rốt cuộc phải là trí thức, chính anh đang biến mình thành ví dụ.
Chữ ký giả còn rất mới trên nền tranh cũ.

Thấy gì sau triển lãm tranh giả?

TP - Với một nền khoa học hình sự như ngày nay chúng ta có, việc giám định bằng các phương pháp lí, hóa, cơ học trên các bức tranh giả là điều không còn khó khăn nữa. Nhưng có lẽ cái vướng ở đây là những qui chế đặc thù cho riêng mĩ thuật.
Bộ ba Trần Văn Lưu – Vũ Đình Liên – Bùi Xuân Phái (từ trái qua).

Đốt trái tim trầm gửi gió hương

TP - Mỗi khi nhìn thấy ở đền chùa một người ngồi cho chữ, mỗi lần năm mới đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám thấy những ông đồ thời hiện đại, tôi lại nhớ đến một người cũ nổi tiếng tôi có duyên may gặp trò chuyện nhiều lần khi làm phóng viên tác nghiệp: nhà thơ Vũ Đình Liên, tác giả bài thơ “Ông Đồ”.
Lê Thái Sơn, tranh và rác

Lê Thái Sơn, tranh và rác

TP - Lê Thái Sơn có thể cười nói phơ phớ cả ngày về chuyện mỹ thuật, tranh pháo chẳng bao giờ chán. Sơn cũng sẵn sàng lên đường ngay tắp lự nếu biết ở đâu đó có một nguồn tranh mới cần bán, cần trao đổi.