Quyết và nới

Quyết và nới
TP - Hai lần quyết tâm, một lần quyết hạ, dự thảo lần 2 Nghị định về kinh doanh khí rốt cuộc cũng được Bộ Công Thương hoàn thiện. Mục tiêu tối thượng, xóa tình trạng bát nháo trong kinh doanh gas được đặt ra khá rõ.

Hoa mắt với quy định là cảm nhận khi cầm tập dự thảo dày tới 40 trang với vô số điều khoản, quy định được liệt kê. Kỳ vọng nghị định ra đời sẽ siết ngặt nghèo hơn điều kiện kinh doanh, nhập khẩu gas để thị trường bớt nhốn nháo không thành. Trái lại, nhiều điều khoản mở, nới được thể hiện rõ trong việc cấp phép xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Nới cho doanh nghiệp, tạo điều kiện mở rộng cạnh tranh… là lý do dễ giải thích nhất.

Dự thảo “công phu” là điều khẳng định khi nhiều từ ngữ giải thích được quy định, mô tả khá chi tiết về quy trình cấp phép, thủ tục, thời gian cấp phép, quy định treo biển “Cấm lửa, dễ cháy” được nêu rõ ràng, mạch lạc trong dự thảo. Nhưng càng đọc càng thấy không mới so với Nghị định 107 ra đời cách đây vài năm.

Những quy định chi tiết về việc “chôm” vỏ bình các hãng cắt tai, mài chữ để “hô biến” thành vỏ của mình hoặc như tình trạng sang chiết gas trái phép trị tội gì, không đảm bảo an toàn cháy nổ xử ra sao, mức nào tịnh không thấy đề cập cụ tỉ.

Nhưng điều mà người dân chờ nhất, mong nhất là việc căn cứ nào để tính giá gas bán ra thị trường của các doanh nghiệp, công thức tính ra sao để người dân giám sát, theo dõi cũng vắng bóng trong một nghị định được đánh giá rất quan trọng này. Cơ chế tính giá tăng giảm của các doanh nghiệp ra sao, có một mình một chợ… cũng không được đề cập một chữ.

Đành rằng, gas là mặt hàng Nhà nước để cửa cho doanh nghiệp tự định giá nhưng nhìn lại lịch sử, không ít lần dư luận phải bức xúc vì sự tăng nhanh, giảm chậm. Ngay cả những doanh nghiệp trong ngành xăng dầu cũng không khỏi có tí ghen tị khi nhìn vào lợi nhuận của một số doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực kinh doanh gas, khí.

Thậm chí một lãnh đạo doanh nghiệp xăng dầu cũng phải thốt lên, họ bán ít nhưng lãi gấp nhiều gấp cả chục lần mà điều tiếng ít hơn hẳn. Cũng lý do giá thế giới tăng, chúng tôi tăng vài trăm đồng lẻ, dân kêu xé trời, họ tăng cả 30.000 - 40.000 đồng/bình 12kg cũng đâu có sao. Chỉ cần lời giải thích giá thế giới tăng là ổn. Mà hai mặt hàng đều như nhau cả, dân ai cũng phải dùng hằng ngày.

Chia sẻ với phóng viên, một đại lý gas cũng thừa nhận sự “bảo vệ nhau” trong việc quản lý giá tăng giảm được thực hiện khá tốt. Đành rằng không ai đòi phải đưa về cơ chế quản lý giá như với mặt hàng xăng, sữa nhưng việc minh bạch giá, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trên thị trường luôn là đòi hỏi bức thiết với người dân và cơ quan quản lý.

Nhưng với văn bản đang được xây dựng (có thể thông cảm là mới ở mức dự thảo), các cơ quan quản lý (ở đây là Bộ Công Thương) cần cái nhìn xa hơn khi dự báo xu hướng, dự thảo được điều khoản phòng ngừa cho tương lai để thị trường hết cảnh “nồi da xáo thịt” giữa các doanh nghiệp kinh doanh gas. Làm được điều này, chắc hẳn người dân cũng như doanh nghiệp ai cũng mừng.

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
TP - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu từng đánh giá Đà Nẵng là địa phương điển hình của đổi mới sáng tạo, luôn tìm cách để du khách trải nghiệm, thụ hưởng cảnh quan, đắm chìm trong các sự kiện, lễ hội nhiều nhất. Thành phố bước vào mùa mưa lạnh cuối năm với thời tiết nhiều bất lợi nhưng vẫn không “ngủ vùi trong chăn” mà liên tục tung ra sản phẩm, thổi luồng khí ấm cho du lịch Đà Nẵng.