Ông Putin nắm rõ các kế hoạch phòng thủ tên lửa Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: TASS)
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: TASS)
Cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo Bild (Đức) mới đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho thấy vị tổng thống Nga am hiểu cặn kẽ từng chi tiết các kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ, tờ Stripes đưa tin.

Khi nhận xét về các kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ, ông Putin nêu rõ: “Lực lượng hải quân hoạt động như một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa đã được triển khai tại Tây Ban Nha. Trong khi đó, một khu vực định vị nữa đã được tại lập tại Romania và một khu khác sẽ được lập ra tại Ba Lan năm 2018”.

Trong nhiều năm qua, theo ông Putin, các kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu đã được thay đổi nhiều từ việc xây dựng một hệ thống radar trên bộ và trên biển cho tới việc bố trí các tên lửa đánh chặn.

Tổng thống Putin rất quan tâm đến tốc độ của việc các kế hoạch trên. Điều này cho thấy ông Putin thực sự nghiêm túc trong việc đánh giá các nỗ lực phòng thủ tên lửa của Mỹ, theo Stripes.

Mỹ và NATO đã triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hơn một thập niên qua với lý do ngăn chặn thách thức tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung của Iran. Hải quân Mỹ gần đây triển khai thêm một tàu thứ tư và là tàu cuối cùng trang bị tên lửa Aegis tại Rota (Spain), một phần trong lá chắn tên lửa của Mỹ. Mỹ cũng sẽ tiếp tục triển khai các khu đánh chặn tên lửa trên bộ tại Romania và Ba Lan.

Về phần mình, Nga coi các khu tên lửa đánh chặn do Mỹ lập ra tại châu Âu là thách thức đối với an ninh của Moscow. Tổng thống Putin chỉ trích kế hoạch trên của Mỹ và cho rằng Washington cần thu hẹp trong bối cảnh hiệp định hạt nhân đạt được với Iran đã được ký kết.

Tổng thống Putin nêu rõ: “Năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố nếu thách thức hạt nhân từ Iran không còn tồn tại, thì Mỹ sẽ không có động cơ để triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo ABM. Nay thách thức này đã không còn” .

Về phía Mỹ, ngay sau khi hiệp định hạt nhân đạt được giữa phương Tây và Iran vào tháng 7 năm ngoái, giới chức Mỹ đã bác bỏ lập trường của Moscow rằng hiệp định trên đã loại bỏ nhu cầu triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa. Tuy nhiên, giới chức Mỹ cho rằng, Iran còn đang sở hữu chương trình tên lửa đạn đạo của nước này.

Tổng thống Nga còn chỉ trích NATO đang mở rộng lãnh thổ về phía đông trong nhiều năm qua kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Điều này là ảnh hưởng cam kết trước đó giữa Nga và phương Tây rằng sẽ không có sự mở rộng về phía đông của NATO.

Tuy nhiên, NATO lại cho rằng chưa có một hiệp định nào được đưa ra về vấn đề này và tất cả các nước có quyền tìm kiếm đồng minh cho riêng mình.

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG