Lợi nhuận & rủi ro

Lợi nhuận & rủi ro
TP - Theo quy luật thông thường của thương trường, lĩnh vực kinh doanh nào lãi càng cao thì rủi ro càng lớn. Cứ theo quy luật ấy, các ông chủ quyết định chọn lĩnh vực làm ăn.

> Điều gì xảy ra nếu hạ trần lãi suất huy động?
> Kiếm lợi nhuận từ mục đích cộng đồng

Ở Việt Nam, cách đây dăm bảy năm, người ta đổ xô mở ngân hàng, công ty chứng khoán. Thậm chí, nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước, các chủ doanh nghiệp cũng nhảy vào lĩnh vực ngân hàng làm ăn. Sự phát triển nóng, cũng phần nào phản ánh trong lĩnh vực này “làm ăn được”, chưa kể còn giúp họ có những cơ hội khác, như: dễ xoay xở vốn để làm ăn cho lĩnh vực khác.

Nên mới xảy ra chuyện, có khá nhiều chủ ngân hàng này là con nợ lớn của ngân hàng khác, hoặc thậm chí là con nợ của chính ngân hàng mình đang có cổ phần. Trong những trường hợp đó, hệ thống quản trị ngân hàng, cụ thể là quy trình, thủ tục vay vốn thường bị bỏ qua, hoặc không chặt chẽ như với các khách hàng bình thường.

Từ thực tế trên, đến nay hệ thống ngân hàng, nền kinh tế đang phải gánh thành hệ quả xấu từ kiểu làm ăn chụp giật. Trước khi ba ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn, được hợp nhất, nhiều người đã có tiên liệu trước, điều đó tất yếu sẽ xảy ra.

Khi mà bản thân các ngân hàng này bị mất cân đối giữa cho vay đầu tư trung và dài hạn, trong khi nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn. Trong những nguồn vốn cho vay đó, không ít đã chôn vào bất động sản của ông chủ này, bà chủ kia.

Thực tế, nhìn vào con số lãi của các ngân hàng, người ta đều thấy rất lớn. Theo tâm lý thông thường, khi doanh nghiệp lãi lớn, người lao động yên tâm, chủ sở hữu yên tâm và xã hội yên tâm. Nhưng ở đây, hệ thống ngân hàng lại đang là nỗi lo canh cánh của cả nền kinh tế, một trong ba lĩnh vực cần phải tái cơ cấu theo Nghị quyết Hội nghị T.Ư 3.

Điều đó cho thấy, cái gọi là lãi của phần lớn các ngân hàng hiện nay không có tính bền vững, mà lợi nhuận có được chủ yếu từ làm ăn chụp giật, tìm kiếm lợi nhuận ở nhiều lĩnh vực có tính rủi ro cao. Ngay như các ngân hàng vừa phải hợp nhất, trong 6 tháng đầu năm 2011, vẫn có lãi hàng trăm tỷ đồng.

Nên đừng nhìn thấy lãi mà vui!

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
TPO - Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 đã ký ban hành Thông báo kết luận của Thường trực Ban chỉ đạo thành phố về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố.