Huyện ngoại thành Hà Nội siết chặt hơn sau khi thành ‘vùng xanh’?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Một số ý kiến cho rằng, sau khi được xanh hóa thành vùng sản xuất, một số địa phương siết chặt các hoạt động của người dân hơn cả khi đang thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ.

Thành phố Hà Nội đã thiết lập nguyên tắc 3 vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch COVID-19 và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất. Tại “vùng xanh”, nhiều đơn vị đã quay trở lại hoạt động, các cửa hàng bán hàng mang về như tại huyện Gia Lâm, Mê Linh...

Tuy nhiên, tại một số huyện "vùng xanh" vẫn đang có những hoạt động "siết chặt" quá mức - theo phản ánh của người dân. Cụ thể, người dân cho rằng hiện nay, địa bàn huyện Quốc Oai được xác định là vùng 3 (vùng xanh). Nhưng các lãnh đạo địa phương "hạn chế một cách quá đáng việc đi lại, sinh hoạt của tổ chức, cá nhân trong địa bàn huyện". Như chỉ cho phép người dân đi mua lương thực, thực phẩm 2 ngày/tuần/hộ và phải có phiếu do UBND xã cấp. Tổ chức, cá nhân di chuyển từ thôn này sang thôn kia, từ xã này sang xã khác phải có giấy đi đường do UBND xã cấp.

Ngoài ra, UBND huyện Quốc Oai ban hành văn bản về việc chỉ đạo các DN sản xuất kinh doanh thực hiện công tác chống dịch COVID-19. Theo đó yêu cầu các DN có sử dụng lao động trên địa bản huyện gửi văn bản đề nghị cấp giấy đi đường cho công dân đến UBND xã, thị trấn kèm danh sách từng công nhân cư trú trên địa bàn. Cử người đại diện làm việc với UBND xã, thị trấn để cấp giấy đi đường cho công nhân, nhằm giảm số lượng người đến trụ sở UBND và giảm thời gian thủ tục hành chính. Theo phản ánh, mẫu giấy đi đường này do UBND xã (Thị trấn) cấp, không đúng với quy định hiện hành của UBND thành phố Hà Nội.

Trả lời về vấn đề này, Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Trường Sơn khẳng định, sau khi trở thành "vùng xanh", UBND huyện đang thực hiện phòng chống dịch theo mức cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15 của Chính Phủ (15+), so với Chỉ thị 16 là nới lỏng hơn nhiều.

Đối với khu vực dân sinh, trước đó cứ ra khỏi nhà người dân phải có giấy đi đường. Nay nới hơn là đi lại trong thôn không cần giấy đi đường, chỉ sang địa bàn khác phải có giấy tờ.

Đối với việc cấp giấy đi đường theo mẫu xã, phường, lãnh đạo huyện Quốc Oai cho biết, đây là việc thực hiện chỉ đạo từ UBND thành phố một cách rõ ràng để các xã, thị trấn nắm rõ, hiểu và thực hiện. Ngay cả việc cấp giấy đi đường hiện chỉ nói đến vùng 1 nhưng không nói đến vùng 2, vùng 3. Nhiều cái chưa rõ ràng nên khiến các xã, thị trấn có phần lúng túng. "Chúng tôi đã có các văn bản cụ thể hóa việc cấp giấy cho các doanh nghiệp, UBND các địa phương để hướng dẫn người ta hiểu và thực hiện", lãnh đạo huyện Quốc Oai nói.

Ngoài ra, để việc cấp giấy được thuận lợi, tạo điều kiện cho địa phương và doanh nghiệp, huyện cho phép xã, thị trấn được xét duyệt giấy đi đường. Như vậy không phải chuyển sang công an rồi gửi lại mất 2 khâu. "Cấp trên không ấn định là đơn vị nào cấp giấy, do đó việc này linh hoạt được và đỡ mất thời gian. Doanh nghiệp chỉ phải gửi hồ sơ trực tuyến lên xã và được phản hồi ngay", lãnh đạo huyện khẳng định.

MỚI - NÓNG
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
TPO - Mưa lớn kéo dài cùng nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập úng, chia cắt giao thông một số khu vực ở Hà Tĩnh. Ngành chức năng địa phương đã xả tràn các hồ chứa để ứng phó mưa lũ có thể xảy ra.