TPO - Mực nước dâng cao kỷ lục, nhấn chìm một vùng quê, ruộng đồng và cây cối bị ngập úng. Người dân tại một số khu vực thuộc huyện Mỹ Đức phải vật lộn để đưa lúa, gia súc lên những vùng đất cao trọi, cố gắng cứu vãn chút ít tài sản trước khi tất cả bị cuốn trôi.
TPO - Nước lũ sông Hồng dâng cao những ngày qua khiến hàng chục hecta đào, quất tại làng Nhật Tân, quận Tây Hồ (Hà Nội) bị "xóa sổ", không thể phục hồi. Người dân thiệt hại hàng trăm triệu đồng mỗi vườn.
TPO - Do ảnh hưởng của mưa lũ, đến sáng ngày 15/9 trên địa bàn huyện Chương Mỹ có 54 thôn, xóm bị ngập. Theo dự báo, vùng ven sông Bùi thuộc huyện Chương Mỹ có khả năng úng ngập trong 8-10 ngày tới.
TPO - Thông tin dự báo từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, quãng thời gian đầu tuần tới (ngày 15 - 17/9) thời tiết Thủ đô duy trì hửng nắng, nền nhiệt trung bình cao tăng nhẹ.
TPO - Sự cố vỡ một đoạn bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê được phát hiện lúc rạng sáng 14/9. Hiện tại, lực lượng chức năng đã khắc phục xong sự cố, không có thiệt hại về người và tài sản.
TPO - Những ngày gần đây, làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) chìm trong biển nước do nước lũ dâng cao, cuộc sống người dân bị đảo lộn, kinh doanh ngừng trệ, có hộ thiệt hại nửa tỷ đồng.
TPO - Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, những ngày qua mực nước sông Cầu, sông Cà Lồ (khu vực huyện Sóc Sơn, Hà Nội) dâng cao gây ngập lụt nhiều khu vực dân cư. Toàn huyện Sóc Sơn hiện có gần 3.000 hộ dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, người dân đang sống cô lập giữa 'ốc đảo'
TPO - Sáng 13/9, nước lũ tại các quận nội thành đã rút, người dân Hà Nội ven sông Hồng, sông Đuống tất bật dọn dẹp nhà cửa để sớm trở lại cuộc sống bình thường.
TPO - Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khu vực Thủ đô Hà Nội trong 24 đến 48 giờ tới mưa giảm dần, không còn mưa lớn diện rộng, chỉ còn xuất hiện mưa dông cục bộ tập trung về chiều tối và đêm.
TPO - Mưa kéo dài trên diện rộng đã khiến mực nước sông Cầu, sông Cà Lồ lên cao gây ngập lụt nhiều thôn, xóm ven sông trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đến trưa 12/9 nhiều thôn ở xã Việt Long vẫn chìm trong biển nước, có người dân ngậm ngùi chia sẻ: "Làm lụng, tích họp nhiều năm nhưng chỉ cần một trận lũ về là trắng tay"
TPO - Ảnh hưởng của mưa bão khiến Khu đô thị Nam An Khánh (huyện Hoài Đức) ngập úng cục bộ trong suốt 3 ngày qua. Toàn bộ các cửa kinh doanh phải đóng cửa, dồn sức vào việc bơm nước chống ngập.
TPO - Do mưa lũ kéo dài, nước sông Hồng dâng cao làm ngập hàng trăm ngôi nhà, đường phố, cây hoa bị tàn phá. Trong những ngày qua, người dân ven sông Hồng khu vực Hà Nội đã phải sơ tán để đảm bảo an toàn, đời sống gặp nhiều khó khăn.
TPO - Nước sông Hồng dâng quá nhanh "nhấn chìm" hoàn toàn diện tích trồng quất, ngập vào khu dân cư khiến hàng trăm hộ gia đình phải đi sơ tán trong ngày 11/9.
TPO - Đêm 10/9, lực lượng chức năng phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm) đã hoàn thành công tác di dời 340 hộ tại Tổ dân phố Đông Ngạc 1 đến nơi tạm trú an toàn, tránh ngập lụt..
TPO - Sáng 11/9, lũ trên sông Hồng tại Long Biên đạt mức 11m, vượt qua mức lũ kỷ lục năm 2008, chính quyền liên tục thông báo đề nghị người dân khẩn trương di dời để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.
TPO - Trên địa bàn huyện Quốc Oai có 6 xã bị ngập sâu. Các lực lượng chức năng của huyện đã tuyên truyền, vận động và di tản 129 hộ với 429 nhân khẩu đến nơi an toàn.
TPO - Nước sông Hồng vượt báo động 2, khiến toàn bộ khu vực phố Phúc Tân, Bạch Đằng (quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng), Phúc Xá (quận Ba Đình) ngập sâu, cắt điện. Người dân dọn dẹp đồ đạc có giá trị và di dời trong sáng 11/9.
Các con sông ở Hà Nội và sông ở tỉnh lân cận có nguồn kết nối với Hà Nội đều đang trong cảnh nước chảy xiết từ thượng nguồn đổ về, có nguy cơ lên tới mức báo động 3.
TPO - "Tuyến đê tràn và sạt lở dài gần 1km, UBND xã Đại Áng đã huy động gần 1.000 người xuyên đêm khắc phục sự cố", Chủ tịch UBND xã Đại Áng Nguyễn Xuân Thọ thông tin.
Tối 10/9, hàng chục người dân sống ven sông Hồng được di dời tới một điểm tránh lụt của quận Ba Đình (Hà Nội). Mực nước sông Hồng lúc này tiếp tục lên cao.
TPO - Một nữ hành khách đi xe buýt tuyến số 101A (Bến xe Giáp Bát - Vân Đình, Hà Nội) để quên số tiền lớn trên xe và đã được nhân viên xe buýt phát hiện, bảo quản, sau đó trả lại cho khách nguyên vẹn.
TPO - Để ứng phó với nước lũ sông Hồng liên tục dâng cao, ngay trong sáng 10/9, lực lượng chức năng Hà Nôi đã tiến hành lập chốt, huy động các phương tiện hỗ trợ người dân di dời tài sản, vật dụng lên bờ an toàn.
TPO - Hiện nay, lũ lên rất nhanh trên sông Hồng tại Hà Nội với mức báo động 1, lên mức báo động 2 trong đêm nay và sáng mai (11/9). Khu vực bãi giữa sông Hồng, đoạn chân cầu Long Biên đã gây úng ngập cục bộ. Giao thông khu vực đình trệ, người dân chỉ có thể di chuyển bằng xuồng để chạy lũ.
TPO - Trong đêm ngày 9/9, phường Phúc Xá đã họp khẩn và quyết định di dời toàn bộ người dân bãi Giữa sông Hồng và những hộ dân ở mép bờ sông có nguy cơ cao.
TPO - Theo dự báo từ các chuyên gia khí tượng, khu vực Thủ đô Hà Nội từ đêm qua (9/9) đã bắt đầu chuyển mưa dông trở lại. Nguyên do bởi ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Bộ kết hợp áp cao lục địa tăng cường. Dự báo mưa vừa, mưa to và dông có thể kéo dài tới sáng 11/9.