Gắn chặt hoạt động Đoàn với phát triển kinh tế, nguồn nhân lực của địa phương

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chủ đề “Tuổi trẻ sáng tạo tham gia phát triển công nghiệp, du lịch, nông nghiệp” là 1 trong 3 diễn đàn trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bình Thuận lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027, diễn ra chiều ngày 9/8. Diễn đàn đã có nhiều ý kiến đóng góp, thảo luận sôi nổi từ các đại biểu tham gia.

Theo anh Thái Thành Bi, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Thuận – Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Thuận, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định việc đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh nền kinh tế và ưu tiên phát triển ba trụ cột gắn với ứng dụng công nghệ cao; xây dựng chuỗi giá trị công nghiệp, du lịch và nông nghiệp.

Gắn chặt hoạt động Đoàn với phát triển kinh tế, nguồn nhân lực của địa phương ảnh 1

Chủ trì phiên thảo luận tại diễn đàn số 2. (Ảnh: Phạm Nguyễn)

Phát triển nguồn nhân lực trẻ có kiến thức và chuyên môn sâu

Trình bày tham luận tại diễn đàn, anh Lê Phương Khánh, Uỷ viên BCH Tỉnh Đoàn Bình Thuận cho hay, vai trò của Đoàn thanh niên trong đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh nền kinh tế.

Theo anh Khánh, các cấp bộ Đoàn cần hướng dẫn đoàn viên, thanh niên lựa chọn nghề nghiệp, học tập phù hợp với năng lực và sở trường để tránh tình trạng làm việc không đúng chuyên môn được đào tạo, gây lãng phí về thời gian và nguồn lực của xã hội. Ưu tiên định hướng phát triển nguồn nhân lực trẻ, có kiến thức và chuyên môn sâu trong nhóm ngành STEM, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet vạn vật…

Gắn chặt hoạt động Đoàn với phát triển kinh tế, nguồn nhân lực của địa phương ảnh 2

Anh Lê Phương Khánh, Uỷ viên BCH Tỉnh Đoàn Bình Thuận (Đoàn viên Sở Kế hoạch và Đầu tư) phát biểu tại Đại hội. (Ảnh: Hà Chi)

“Đoàn viên, thanh niên chủ động tiếp thu, ứng dụng khoa học công nghệ, khích lệ tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo, nâng cao năng lực nắm bắt và thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học công nghệ trong tuyên truyền và tổ chức các hoạt động phong trào”, anh Khánh nhấn mạnh.

Nói về chương trình OCOP giúp thanh niên khởi nghiệp hiện nay, anh Nguyễn Hữu Nhơn (Huyện Đoàn Đức Linh) cho biết, chương trình OCOP được thực hiện theo QĐ số 490 ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Chương trình này đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, ngành nghề nông thôn và dịch vụ du lịch của các địa phương.

Tuy nhiên, tại Bình Thuận, lực lượng thanh niên tham gia vào chương trình này còn rất thấp, chủ yếu là những người đã ngoài độ tuổi đoàn viên thanh niên. Trong khi thanh niên lại là lực lượng nòng cốt của nước nhà với tất cả điều kiện như sức khỏe, ý chí, sáng tạo... điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế tại địa phương.

Gắn chặt hoạt động Đoàn với phát triển kinh tế, nguồn nhân lực của địa phương ảnh 3

Anh Nguyễn Hữu Nhơn (Huyện Đoàn Đức Linh) chia sẻ tại diễn đàn.

Anh Hồ Hữu Nghị, chủ doanh nghiệp Thỏ sấy gác bếp (đại biểu Huyện Đoàn Đức Linh) khuyên thanh niên cần trau dồi học hỏi kinh nghiệm từ thế hệ đi trước, học hỏi và sáng tạo những mô hình kinh tế hay trong và ngoài địa phương nhằm xây dựng mô hình phát triển kinh tế cho bản thân. “Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn và công tác Đoàn, Hội tại địa phương để biết thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm. "Chúng ta kết nối cùng nhau, tạo nhiều mô hình liên kết như tổ hợp tác hay hợp tác xã… để đưa kinh tế vùng đi lên. Đầu ra của thanh niên này lại là đầu vào của thanh niên khác. Có như vậy mới mong đẩy mạnh chương trình OCOP phát triển bền vững cho thanh niên nông thôn”, anh Nghị đưa ra giải pháp.

Để giải cứu nông sản không trở thành “căn bệnh mãn tính”

Nói về cây trồng mũi nhọn của tỉnh Bình Thuận, chị Trần Thị Kim Lĩnh (đại biểu Huyện Đoàn Hàm Thuận Bắc) nêu ra những vấn đề còn tồn tại Hàm Thuận Bắc khi sản phẩm cây thanh long vẫn còn tình trạng “được mùa mất giá”. Bài toán đặt ra là làm thế nào để “giải cứu” không trở thành “căn bệnh mãn tính” cho nông sản Việt nói chung và thanh long Bình Thuận nói riêng.

Trước hết, đặc sản xuất khẩu của nước ta cần đảm bảo về mặt chất lượng, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm để xây dựng thị trường xuất khẩu bền vững. Việc đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ trái cây, nông sản xuất khẩu cũng chính là một cách hay để “giải cứu hàng hóa xuất khẩu” không còn là một vấn đề nhức nhối. Từ lý do trên, cơ sở Bảo Long Bình Thuận của chị Lĩnh cùng các cộng sự là đoàn viên địa phương đã ra đời với những sản phẩm chế biến sau thu hoạch từ quả thanh long, như nước ép thanh long, si rô thanh long, mứt thanh long, rượu vang thanh long,…

Gắn chặt hoạt động Đoàn với phát triển kinh tế, nguồn nhân lực của địa phương ảnh 4

Chị Trần Thị Kim Lĩnh (đại biểu Huyện Đoàn Hàm Thuận Bắc) trình bày tham luận tại diễn đàn. (Ảnh: Hà Chi)

Theo chị Lĩnh để tiêu thụ sản phẩm trong thời đại công nghệ số hiện nay thì sàn thương mại điện tử đóng vai trò rất quan trọng, giúp tiêu thụ rất tốt các sản phẩm, vì vậy bạn trẻ khi khởi nghiệp cần phải tự trang bị thêm kiến thức cho mình về lĩnh vực này”, chị Lĩnh chia sẻ.

Phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch đảo gắn với di sản, tiềm năng văn hóa biển

Nói về thế mạnh du lịch của huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận), chị Nguyễn Thị Thơm – Bí thư Huyện Đoàn Phú Quý cho biết, theo quy hoạch phát triển du lịch, mục tiêu tổng quát đến năm 2025, Phú Quý cơ bản trở thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh Bình Thuận, phát huy tiềm năng lợi thế về du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tiềm năng văn hóa biển. “Đoàn viên thanh niên tích cực tham gia học tập và nâng cao nhận thức, tư tưởng về chủ quyền biển đảo; không khai thác hải sản bằng chất nổ, chất độc hại; không sử dụng các phương pháp đánh bắt, khai thác tận diệt, thực hiện tốt việc khai thác và bảo tồn tài nguyên biển. Các cấp bộ Đoàn cần duy trì tổ chức các hoạt động dạy nghề, hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp, hỗ trợ vay vốn sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm”, chị Thơm hiến kế.

MỚI - NÓNG
Phát hiện một tiệm vàng vi phạm
Phát hiện một tiệm vàng vi phạm
TPO - Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau vừa kiểm tra và phát hiện một doanh nghiệp treo biển hiệu tiệm vàng kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là trang sức kim loại màu vàng (vàng nữ trang).