TPO - Tân Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông khẳng định sẽ cùng tập thể lãnh đạo UBND tỉnh trên tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn thử thách, dám hành động vì lợi ích chung trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được trong thời gian qua và khắc phục những hạn chế, khó khăn, tháo gỡ những nút thắt và điểm nghẽn cho phát triển.
TPO - Dám nghĩ, dám làm là tinh thần Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 2004) luôn sở hữu. Học tập trong môi trường năng động và sáng tạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cô nắm bắt các cơ hội để phát triển ngành Truyền thông mình đang theo đuổi. Hiện tại, nhờ quá trình phấn đấu và làm việc trách nhiệm, cô đã có ‘bảng’ kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực này.
TPO - Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh việc thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 24 gắn với thực hiện các quy định mới ban hành của Trung ương về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên để lựa chọn được cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám đổi mới sáng tạo...
TP - Sau 3 năm liền thua lỗ, từ năm 2023 đến nay, ngành đường sắt đã bắt đầu có lãi khi sản lượng vận tải liên tục tăng cao. Trò chuyện với Tiền Phong về việc này, ông Hoàng Gia Khánh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, đơn vị xác định không còn đường lùi, phải đổi mới cách nghĩ, cách làm để tự mình cứu mình, chứ không thụ động ngồi chờ người khác đến cứu.
TP - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, Quy định 148 của Bộ Chính trị vừa ban hành sẽ góp phần thúc đẩy cán bộ, công chức, đảng viên dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong công việc của mình, khắc phục tâm lý né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm.
TPO - Ngày 27/12, T.Ư Đoàn và NXB Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức diễn đàn "Người trẻ và trách nhiệm với đất nước", với chủ đề "Thanh niên với tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm". Chương trình được tổ chức kết hợp trực tiếp với trực tuyến tới các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc trong cả nước.
TPO - Chiều 15/12, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
TPO - Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn, việc phát huy nội lực, tinh thần dám làm vì lợi ích chung đã giúp tỉnh Bắc Giang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nước.
TPO - Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chủ động triển khai và khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đăng ký sáng kiến, giải pháp sáng tạo, cách làm đột phá... Đồng thời, tạo điều kiện và môi trường làm việc tốt nhất để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phát huy khả năng, sáng tạo, sáng kiến của mình.
TPO - Cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo mà không hoàn thành hoặc chỉ hoàn thành một phần mục tiêu đề ra được loại trừ trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan.
TPO - Lâm Võ Hữu Duy đang là sinh viên năm 3, khoa Điện – Điện tử, Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM (LTTC). Nam sinh mang trong mình lí tưởng sống phấn đấu, lan tỏa những thông điệp tốt đẹp và nguồn năng lượng tích cực đến mọi người. Hiện tại, Hữu Duy đang đảm nhiệm vị trí Uỷ viên Ban thường vụ, Chánh văn phòng Đoàn – Phó Chủ tịch Hội sinh viên Trường LTTC.
TPO - Về tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long khẳng định có và không chỉ ở Bộ Tư pháp. Theo ông Long, vấn đề này “được nói rất nhiều, nhưng lượng hoá ra thì khó”.
TPO - Ông Đỗ Văn Chiến - Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam cho rằng để thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội thì cán bộ phải “dám nói”. “Thấy sai mà không dám nói thì cũng là tự diễn biến, tự chuyển hóa, là biểu hiện tiêu cực”, ông Chiến nhấn mạnh.
TP - Tình trạng cán bộ né tránh, sợ sai, không dám quyết, dám làm vì lợi ích chung là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, tranh luận tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Đây cũng là chủ đề được Tiền Phong đề cập trong suốt thời gian qua và nhận được nhiều sự tương tác, chia sẻ từ các đại biểu Quốc hội.
TP - Dự thảo Nghị định về khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung đã được Bộ Nội vụ hoàn thành, nhưng nhiều nội dung còn đang vướng về vấn đề pháp lý. Cơ quan soạn thảo cùng một số đại biểu cho rằng, vấn đề này nên trình ra Quốc hội ban hành Nghị quyết, tạo thuận lợi trong việc triển khai thực hiện.
TPO - Tình trạng cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, hay để đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn “phải vi phạm không nhiều, thì ít” trở thành vấn đề “nóng” thu hút nhiều đại biểu tham gia tranh luận khi Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội vào sáng 31/5.
TPO - Thủ tướng yêu cầu Hà Nội phải đi đầu trong việc khuyến khích và bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung; khắc phục bằng được khuynh hướng trông chờ, ỷ lại và sợ trách nhiệm.
TP - “Hóa giải nỗi sợ sai để cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung” là chủ đề cuộc tọa đàm do báo Tiền Phong tổ chức ngày 26/4, với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, cuộc tọa đàm nhằm nhìn nhận, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thúc đẩy tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong đội ngũ cán bộ, công chức.
TPO - Cuộc Tọa đàm “Hóa giải nỗi sợ sai để cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung” do Báo Tiền Phong tổ chức, nhằm nhìn nhận về thực trạng cũng như đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích của đất nước và nhân dân trong đội ngũ cán bộ, công chức.
TPO - 9h sáng mai (26/4), Báo Tiền Phong sẽ tổ chức Tọa đàm: “Hóa giải nỗi sợ sai để cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung” để nhìn nhận về thực trạng cũng như đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích của đất nước và nhân dân trong đội ngũ cán bộ, công chức.
TPO - Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” để “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, trong những bài viết của mình, tác giả N.V.L phê phán các hành vi quan liêu, vô trách nhiệm, lãng phí, hách dịch, tham nhũng…
TPO - Ngày 24/4, bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang tiếp xúc với cử tri các xã Vĩnh Khánh, Vĩnh Chánh, Phú Thuận và thị trấn Phú Hòa (huyện Thoại Sơn) trước kỳ họp lần thứ 5 của Quốc hội.
TP - Những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, “dám nghĩ, dám làm và biết làm” vì lợi ích chung, không có động cơ vụ lợi cá nhân sẽ không hề đơn độc nếu không may bị xem xét và xử lý trách nhiệm. Nguyên Chủ tịch UBND quận 12 Lê Hoài Trung và vụ án Đài phát sóng - Phát thanh Quán Tre (Đài Quán Tre) là một ví dụ.
TP - Loạt bài “Hóa giải nỗi sợ sai” của Tiền Phong khởi đăng từ đầu tuần này đã nhận được rất nhiều góp ý của bạn đọc. Một cán bộ nguyên là chuyên viên Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) gọi cho phóng viên bày tỏ rất tâm đắc với loạt bài nhưng cho rằng, “sợ sai” thì rất chính đáng, bởi là cán bộ công chức thì ai cũng sợ làm sai, nhưng vấn đề lớn nhất trong bộ máy hành chính hiện nay là không tham mưu, không đề xuất, không làm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm với lý do là “sợ sai”.
TPO - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 280 về chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương. Đây được xem như liều thuốc đắng chữa căn bệnh né việc, né trách nhiệm hay giới doanh nhân, người dân vẫn thường gọi là căn bệnh “bóng chuyền trách nhiệm”.
TP - Chưa khi nào, tình trạng cán bộ sợ sai, sợ rủi ro, không dám quyết, dám làm, dám đột phá lại xuất hiện đáng lo ngại như hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đùn đẩy, né tránh, tê liệt trách nhiệm công; việc trong thẩm quyền nhưng vẫn gửi hồ sơ lòng vòng xin ý kiến mọi nơi, mọi chỗ…, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Vậy làm sao “hóa giải” được thực trạng này?
TPO - Cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung được quy hoạch, bổ nhiệm vào vị trí cao hơn vị trí đang đảm nhiệm hoặc được bổ nhiệm, quy hoạch vượt cấp.
TP - Tại hội thảo về Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” diễn ra ngày 9/2, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cho biết: Đã nhiều lần đề xuất Trung ương thể chế hóa kết luận 14 của Bộ Chính trị về bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.
TPO - Đại biểu Quốc hội đề nghị luật hóa chủ trương bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm để tạo ra những đột phá, thúc đẩy sự phát triển, hoàn thành các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đề ra.
TPO - Theo Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Văn Nên, cần đổi mới thực chất khâu đánh giá, quy hoạch, đề bạt, đồng thời cần làm tốt, bài bản và chất lượng hơn về công tác cán bộ, trong đó phải lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân có liên quan đến cán bộ, động viên kịp thời và khích lệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá.