Các nhà ngoại giao Lithuania rời Trung Quốc trong vội vã

0:00 / 0:00
0:00
Quốc kỳ của Trung Quốc ở thủ đô Bắc Kinh. (Ảnh: Reuters)
Quốc kỳ của Trung Quốc ở thủ đô Bắc Kinh. (Ảnh: Reuters)
TPO - Ngày 15/12, phái đoàn ngoại giao Lithuania rời khỏi Trung Quốc trong một cuộc sắp xếp vội vàng, các nguồn tin ngoại giao cho biết. Diễn biến cho thấy căng thẳng tiếp tục dâng cao sau khi Đài Loan (Trung Quốc) mở văn phòng đại diện ở Vilnius vào tháng trước.

Bắc Kinh hạ cấp quan hệ ngoại giao với Lithuania từ tháng 11, sau khi văn phòng đại diện của Đài Loan (Trung Quốc) khai trương.

Ngày 15/12, giới chức Lithuania nói rằng họ đã triệu hồi nhà ngoại giao cấp cao nhất ở Trung Quốc về nước để “tham vấn” và đại sứ quán của họ tạm thời sẽ hoạt động từ xa.

Một nguồn tin ngoại giao nói với Reuters rằng 19 người gồm các cán bộ đại sứ quán và người phụ thuộc của họ đã rời Bắc Kinh đến Paris. Một nguồn tin ngoại giao khác nắm được tình hình nói rằng việc họ ra đi là để phản ứng với “sự đe doạ”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên.

Giống như các nước châu Âu khác, Lithuania có quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc chứ không phải chính quyền Đài Loan (Trung Quốc).

Phát biểu với báo chí tại Vilnius, Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis cho biết địa vị pháp lý của các nhà ngoại giao Lithuania ở Trung Quốc không chắc chắn trước khi họ rời đi.

Trước đó, ông Landsbergis cho biết Trung Quốc đã yêu cầu Lithuania đổi đại sứ quán ở Bắc Kinh thành văn phòng đại biện.

Cơ quan ngoại giao Đài Loan lên tiếng bày tỏ “sự tôn trọng cao nhất đối với chính phủ Lithuania” và kêu gọi các công ty Đài Loan (Trung Quốc) ủng hộ quan hệ kinh tế gần gũi hơn với quốc gia nhỏ ở vùng Baltic.

Mỹ đã lên tiếng thể hiện ủng hộ Lithuania và cung cấp một khoản hỗ trợ cho quốc gia này để bù đắp phần nào thiệt hại do mất quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Lithuania khẳng định sẵn sàng tiếp tục đối thoại với Trung Quốc và khôi phục chức năng của đại sứ quán sau khi hai bên đạt được thoả thuận cùng có lợi.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Mưu sinh đầu nguồn lũ Đồng bằng sông Cửu Long
Mưu sinh đầu nguồn lũ Đồng bằng sông Cửu Long
TPO - Thời điểm này, dọc tuyến biên giới ở đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu qua An Giang đang trong mùa nước nổi, với mực nước cao hơn các năm trước. Nước tràn đồng, bốn bề là nước. Đây cũng là thời điểm người dân tất bật mưu sinh từ sản vật cá tôm, các loại rau cỏ "trời cho". Dù vậy, nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm, không còn phong phú như trước. 
Bình Dương nói về việc đấu giá trụ sở cũ
Bình Dương nói về việc đấu giá trụ sở cũ
TPO - UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tổng quỹ đất công gồm 113 khu với tổng diện tích 22.152 ha, trong đó sẽ thực hiện đấu giá 38 khu đất với diện tích 392 ha. Riêng trong quý 4/2024, Bình Dương lên kế hoạch đấu giá 10 khu đất với tổng diện tích 8,3 ha  Những vị trí đất đấu giá có mục đích sử dụng phù hợp, các tổ chức, cá nhân trúng đấu giá không tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch.