Báo Nhật đăng bài viết phản bác Trung Quốc

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng.
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng.
TPO - Vừa qua, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng đã viết bài dành riêng cho báo Yomiuri tố cáo những lý lẽ xuyên tạc, bóp méo của Trung Quốc để biện hộ cho tuyên bố chủ quyền không có căn cứ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa, cũng như những hành động hung hăng của phía Trung Quốc liên quan tới việc thăm dò dầu khí của họ tại khu vực này.

Dưới đây là bản dịch của bài viết mang tên “Tài liệu lịch sử của Trung Quốc không có căn cứ”: Tôi muốn làm rõ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa (tên tiếng Anh: Paracel Islands).


Việt Nam đã công bố nhiều bằng chứng chính thống thể hiện chủ quyền đối với quần đảo này. Ít nhất từ thế kỷ 17, (Việt Nam) đã khai thác sản vật trên quần đảo này và bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền của quốc gia khác qua lại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Các hoạt động này đều được ghi lại trong các văn bản chính thức của nhà nước thời kỳ này.

Trong khi đó, Trung Quốc khẳng định có chủ quyền “không thể tranh cãi” từ thời kỳ Bắc Tống, nhưng “tư liệu lịch sử” của Trung Quốc không có căn cứ rõ ràng. Trong các tài liệu cũng không có sự nhất quán về tên quần đảo và cách giải thích, và không chứng minh được chủ quyền của Trung Quốc.

Trung Quốc vu cáo Việt Nam đâm tàu của Trung Quốc hơn 1500 lần và cản trở (các hoạt động của Trung Quốc). Thật khó tin trong thời đại hiện nay, những cáo buộc xuyên tạc và thiếu căn cứ này vẫn còn có thể tồn tại.

Ngày 2/5/2014, Trung Quốc đã đặt giàn khoan thăm dò dầu khí cùng nhiều phương tiện hộ tống bao gồm cả tàu và máy bay quân sự vào hoạt động phi pháp tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế như Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật biển Liên hợp quốc và vi phạm Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông giữa Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Cả thế giới đã phẫn nộ khi xem các hành động vô nhân đạo của tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam. Nhiều hãng tin nước ngoài, kể cả các báo Nhật Bản tại hiện trường đã chứng kiến sự hung hăng của Trung Quốc.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, không có nước nào công nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Tuyên bố Cairo, tuyên bố Postdam và Hiệp định Sanfrancisco đã liệt kê tất cả các vùng lãnh thổ được hoàn trả cho Trung Quốc nhưng không bao gồm quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Tưởng Giới Thạch đã tham gia vào quá trình thảo luận để đưa ra hai tuyên bố này nhưng cũng không đề cập gì đến quần đảo Hoàng Sa.

Năm 1974, lợi dụng chiến tranh tại Việt Nam, Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực từ chính quyền miền Nam Việt Nam. Hành động chiếm lãnh thổ nước khác bằng vũ lực vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Chính phủ Việt Nam rất coi trọng quan hệ với Trung Quốc nhưng sẽ kiên quyết áp dụng mọi biện pháp hòa bình mà luật pháp quốc tế cho phép để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ hòa bình và công lý. Việt Nam mong muốn nhân nhân thế giới, trong đó có nhân dân Nhật Bản tiếp tục ủng hộ nhân dân Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Nhận định Australia vs Trung Quốc, 16h10 ngày 10/10: Những kẻ cùng khổ
Nhận định Australia vs Trung Quốc, 16h10 ngày 10/10: Những kẻ cùng khổ
TPO - Nhận định bóng đá Australia vs Trung Quốc, Vòng loại World Cup 2026 - Thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, phong độ, lịch sử đối đầu. Trận đấu giữa Australia và Trung Quốc chẳng khác nào cuộc gặp gỡ của hai kẻ cùng khổ. Với 2 vị trí cuối bảng C, có thể nói họ đang ở rất xa mục tiêu đặt ra. Vì vậy, màn đối đầu hôm nay là cơ hội để một trong hai đứng dậy trước khi quá muộn.