TP - Trên những thớ gỗ hiện lên nét văn hoá, nghi lễ của người dân tộc bản địa và cảnh sắc về một Buôn Ma Thuột xưa. Người họa sĩ ấy lấy cảm hứng từ tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Pháp, chụp và ghi nhận về Buôn Ma Thuột những năm 1960-1970. Mỗi tác phẩm ảnh là một nét khắc về thời gian được in độc bản trên gỗ cà phê Robusta 30 năm tuổi.
TP - Bằng trái tim thổn thức và niềm đam mê mãnh liệt, chàng trai Mnông mang vẻ đẹp tiềm ẩn văn hóa phong tục truyền thống của người dân tộc bản địa đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước.
TP - Để an ninh trật tự ở địa phương luôn ổn định, tư tưởng chính trị của người dân vững vàng, các già làng, người có uy tín chẳng nhớ nổi mình đã dừng chân trước bao ngôi nhà, vận động thuyết phục với bao nhiêu người. Chỉ biết rằng, những nơi họ đến, hủ tục, đói nghèo dần được đẩy lùi, bà con chăm chỉ làm ăn phát triển kinh tế.
TP - Từ bỏ công việc ổn định ở Nhật Bản với mức thu nhập khá cao khi dịch COVID-19 bùng phát, chàng trai Đặng Đình Luân về quê Đắk Lắk khởi nghiệp với dế mèn. Anh tâm niệm, doanh thu, lợi nhuận là phần thưởng còn phải làm sao tạo ra được giá trị cho cộng đồng mới là vấn đề quan trọng. Hiện tại, bản thân anh khá thành công khi theo hướng này với những sản phẩm có sự khác biệt.
TP - Được Huyện Đoàn hỗ trợ, chị Nguyễn Thị Diễm Quỳnh vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn khởi nghiệp để mở rộng mô hình nuôi heo rừng lai bán hoang dã. Bước đầu, mô hình này đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình chị.
TP - Với tâm niệm tình nguyện là sẻ chia để cùng nhau thắp sáng tình người, đi để trải nghiệm các nơi trên đất nước và để thấy mình sống ý nghĩa. Hơn 10 năm qua, anh Nguyễn Duy Học (xã Ea Kly, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) đã mang niềm vui đến với nhiều hoàn cảnh khó khăn ở các thôn, buôn vùng sâu, xa.
TP - Đi dọc các huyện biên giới, cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ núi non trùng điệp cùng nền văn hóa đặc sắc của các tộc người dưới tán rừng khộp, giống như một bức tranh sống động đầy sắc màu. Từng chùm hoa rừng đong đưa dọc đường lên những cột mốc biên cương Tổ quốc, khiến người ta nao lòng. Nơi xa xôi ấy, đang từng ngày viết lên những câu chuyện thắm đượm nghĩa tình.
TP - Tại Cuộc thi Ý tưởng, sáng tạo thanh thiếu nhi tỉnh Đắk Lắk năm 2023, nhiều bạn trẻ đã có những ý tưởng, sáng kiến thiết thực hướng đến phục vụ cộng đồng.
TP - Trong dòng chảy nhộn nhịp của đô thị, buôn cổ người Êđê mang dáng dấp riêng. Không khói bụi, ồn ào náo nhiệt, ở đó là sự trong lành của thiên nhiên, những nhịp điệu no ấm của buôn làng hay âm thanh du dương từ nhạc cụ truyền thống. Những thanh âm ấy xuất hiện trên mảnh đất Tây Nguyên nắng gió từ bao giờ không ai biết, nhưng nó như mạch nước ngầm thấm đẫm hơi thở cuộc sống của người bản địa nơi đây.
TP - Chỉ với chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng internet, bạn trẻ quét mã QR có thể lựa chọn những cuốn sách mình yêu thích trong kho sách của “Thư viện số”. Mô hình do Đoàn Thanh niên phường An Bình (thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) thực hiện đang nhận được sự hưởng ứng của nhiều bạn trẻ.
TP - Đến buôn làng vùng sâu tỉnh Đắk Lắk, chứng kiến nhiều học sinh trải chiếu dưới nền nhà học bài, CLB “Vì đàn em thân yêu” và CLB “Tổng phụ trách đội huyện” (trực thuộc Hội đồng Đội huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) tổ chức chương trình “Lắng nghe mong ước nhỏ”, hỗ trợ học sinh khó khăn vững bước đến trường.
TP - Đằng sau mỗi bức tranh được làm từ lá bồ đề là một câu chuyện về một em bé khuyết tật. Tác giả gắn mã QR trên bức tranh để người mua khi sở hữu biết được câu chuyện muốn truyền tải.
TP - Canh lá đắng là món ăn đậm chất núi rừng của người dân tộc Mường. Lá đắng không chỉ dùng để chế biến các món ăn hấp dẫn, nó còn được người Mường dùng như một bài thuốc chữa bệnh đường ruột, đầy hơi, giải rượu.
TP - “Nhà tôi có hai con đang tuổi đi học nhưng còn ham chơi, lười học. Sau 3 tháng hè, được các tình nguyện viên về mở lớp ôn tập hè, dạy kỹ năng. Bây giờ bước vào năm học mới, đi học về con tôi tự giác học bài, làm bài tập, chị Cầm Thị Nga (xã Ia Rvê, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ.
TP - Những dòng sông chảy dọc theo những buôn làng của người dân tộc bản địa mang dòng nước mát lành, chở nặng phù sa góp phần dệt nên diện mạo và bản sắc văn hóa nơi mảnh đất huyền bí này.
TPO - Tại chương trình giao lưu văn hoá thiếu nhi các dân tộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên, ban tổ chức trao tặng 50 suất học bổng Vừ A Dính cho 50 thiếu nhi dân tộc thiểu số nghèo vượt khó học giỏi.
TP - Tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt 1 năm 2022, NSƯT Trịnh Mạnh Hùng, Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng lại có cơ hội được biểu diễn tiết mục đặc sản của vùng đất Đắk Lắk ngay chính thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột. Các nhạc cụ ông dùng biểu diễn được những nghệ sĩ nổi tiếng vùng đất này tặng cách đây gần 30 năm.
TPO - Mẹ bỏ đi khi mới 1 tháng tuổi, Nguyễn Tiến Nam (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cùng chị gái ở nhờ nhà ông bà nội đã già yếu. Hằng ngày, bố đi làm công nhân nuôi hai chị em ăn học. Nam vừa được nhận hỗ trợ từ chương trình “Mẹ đỡ đầu” của Hội phụ nữ Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Đắk Lắk.
TP - Những món ăn dân dã thường ngày được chế biến từ cá suối như cá trắng, cá bống, cá niên,…của người dân tộc bản địa Tây Nguyên nay trở thành món ăn đặc sản được nhiều người lùng mua và nằm trong thực đơn các nhà hàng, khu, điểm du lịch.
TP - Mong được sở hữu một cây sáo trúc hay, một chàng trai dân tộc Tày ở xã vùng sâu tỉnh Đắk Lắk đã tìm tòi, học hỏi cách chế tác. Từ đó, những cây sáo trúc vươn ra khỏi buôn làng, mang lại cho anh thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
TP - Môi trường làm việc tại báo Tiền Phong, tất cả là hạnh phúc, là niềm vui mà nghề đã mang lại cho tôi, giúp tôi dần trưởng thành, hiểu nhiều về cuộc sống, có thêm nhiều kinh nghiệm để vững bước trên con đường dài phía trước.
TPO - Nhằm kịp thời biểu dương và động viên những sinh viên dân tộc thiểu số có thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc, Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Đắk Lắk đã tặng bằng khen cho 65 sinh viên tiêu biểu trong năm học 2020 – 2021.
TPO - Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 ở Đắk Lắk, những nữ sinh khoa Y dược, trường Đại học Tây Nguyên lại viết đơn tình nguyện hỗ trợ các bệnh viện dã chiến. Trước đó, các bạn đã tình nguyện tham gia chống dịch các tỉnh phía nam.
TP - Tây Nguyên cuốn hút với những món ngon mang hương vị rất riêng của núi rừng. Món ăn chế biến từ cây chuối rừng trở thành ẩm thực độc đáo trong đời sống của đồng bào bản địa nơi đây.
TPO - Nhằm giúp đỡ người dân ở các buôn đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk trong khu vực bị cách ly, phong toả, đội hình tình nguyện nơi đây đã đến từng nhà phụ giúp họ xay lúa, nuôi heo, chăm sóc con nhỏ.
TPO - Trên những chuyến xe ấy, ngoài hàng chục tấn các loại nông sản, lương thực thiết yếu, còn là tấm lòng yêu thương của anh Thân Văn Bình, trưởng nhóm thiện nguyện Thiện Tâm 47 và các nhà tài trợ, hảo tâm gửi đến người dân khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
TPO - Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk. Các cấp bộ đoàn triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, đặc biệt tuyên truyền bằng loa lưu động hai thứ tiếng tại các thôn, buôn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
TPO - Để chia sẻ khó khăn, vất vả của người dân vùng tâm dịch, những ngày qua gần trăm tấn rau, củ, quả và nhu yếu phẩm của cộng đồng giáo hội Phật giáo tỉnh Đắk Lắk đã đến với người dân vùng dịch.
TP - Dưới những cánh rừng đại ngàn tưởng chừng ngủ quên sau một mùa khô dài, khi hạt mưa đầu mùa rơi xuống bỗng bừng tỉnh, nhiều thứ lộc rừng hình thành giúp sinh kế cho bao phận nghèo. Nhờ vậy, cuộc sống của họ bớt phần khó khăn hơn, dần ổn định.