Vợ chồng cựu cán bộ công an lừa đảo một loạt ngân hàng

Các bị cáo tại phiên xét xử.
Các bị cáo tại phiên xét xử.
TPO - Ngày 24/8, TAND TP Hà Nội tuyên phạt Đỗ Thành Trung (SN 1978) – nguyên cán bộ Công an huyện Ba Vì  (Hà Nội) án 16 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Cùng tội danh, các bị cáo Trần Ngọc Lệ (SN 1982) nhận 13 năm tù; Phùng Quốc Tú (SN 1986) 12 năm tù; Lê Anh Tuấn (SN 1976, cùng ở Hà Nội) nhận 9 năm tù.

Ngoài ra, Đỗ Đình Hòa (SN 1986); Vũ Lê Trung (SN 1981) – cựu nhân viên ngân hàng lần lượt bị phạt 24 tháng tù và 30 tháng tù (hưởng án treo) về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Đặc biệt, kẻ cầm đầu trong vụ án là Nguyễn Thị Mai Anh (SN 1979) – vợ của Đỗ Thành Trung được xác định mắc bệnh tâm thần nên công an ra quyết định tạm đình chỉ điều tra.

Theo cáo trạng, từ năm 2008 đến 2010, Mai Anh chỉ đạo chồng và các đồng phạm dùng hàng loạt giấy tờ nhà đất, đăng ký ô tô giả để thế chấp, vay tiền các ngân hàng rồi chiếm đoạt. Tổng cộng, các đối tượng đã lừa đảo gần 30 tỷ đồng của 3 cá nhân và một số ngân hàng như BIDV, Navibank, Vpbank, SHB…

Để xảy ra vụ án, có trách nhiệm của Đỗ Đình Hoà, Vũ Lê Trung khi không thẩm định kỹ hồ sơ, không phát hiện giấy tờ được Mai Anh làm giả dẫn đến việc ngân hàng giải ngân.

Ngoài ra, một số cán bộ của các ngân hàng khác cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đơn cử, Mai Anh khai có đưa cho ông Nguyễn Trung Dũng – cán bộ ngân hàng BIDV hơn 400 triệu đồng để hồ sơ vay vốn của mình được thông qua.

Sau đó, BIDV đã chuyển tiền cho Mai Anh và đồng phạm, đến nay không thu hồi được. Tuy nhiên, ông Dũng không thừa nhận nên công an không đủ căn cứ để kết luận.

Bên cạnh đó, các công chứng viên đã công chứng hợp đồng bất hợp pháp cho Mai Anh cũng không bị xử lý. Lý do được CQĐT đưa ra là không có quy định bắt buộc các công chứng viên phải xác minh tính hợp pháp của tài liệu công chứng.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.