TP - Từ tấm bé đã nghe mùi sơn ta đặc quánh không khí trong nhà, Chu Nhật Quang theo đuổi tranh sơn mài đầy nghiêm túc và say mê. Chẳng mấy ai được như anh, đầu tư hẳn 7 năm du học hội họa tại Mỹ. Nếu không có sự say và yêu nghề ngấm sâu trong từng mạch máu thì không có một Chu Nhật Quang sở hữu hàng chục bức sơn mài khổ lớn. Khoảng 50 bức tranh sơn mài được tuyển chọn chỉn chu, sớm ra mắt công chúng tại Hoàng thành Thăng Long. Triển lãm khai mạc dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
TPO - Bảo vật quốc gia là những hiện vật có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử được Nhà nước Việt Nam bảo vệ và bảo quản. Bảy bức tranh được công nhận là bảo vật quốc gia hầu hết được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
TPO - Triển lãm mỹ thuật Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ giới thiệu 70 tác phẩm tranh, tượng của 57 họa sĩ, nhà điêu khắc về đề tài chiến thắng Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Điểm nhấn của triển lãm là bức tượng đồng "Bác Hồ đi chiến dịch" của tác giả Nguyễn Phú Cường.
TPO - Để tạo ra một bức tranh sơn mài truyền thống, đòi hỏi người nghệ sĩ phải tốn nhiều công phu và sự kiên trì. Vì thế số lượng họa sĩ theo thể loại này tại Việt Nam không nhiều, đôi khi họ đến với nghề còn vì tình yêu hội họa và giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc. Họa sĩ Phạm Chính Trung là người có duyên với tranh sơn mài từ thuở nhỏ, và với chính cơ duyên đó mà ông gắn bó cả cuộc đời mình với dòng tranh sơn mài truyền thống.
TPO - Triển lãm "Hội họa Tạ Quang Bạo" giới thiệu 50 tác phẩm sơn mài của nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo, sau khi ông quyết định tìm đến hội họa sơn mài ở tuổi 81. Ông ví triển lãm tranh sơn mài là “viên đạn” cuối cùng trong sự nghiệp.
TPO - Không vợ, không con, không tài sản, nhớ thương Hà Nội mà không thể về chỉ vì thiếu tiền... Ít người hình dung được đây lại là cuộc sống về già của cố danh họa Nguyễn Sáng, tác giả hiếm hoi có đến hai tác phẩm được công nhận là bảo vật quốc gia.
TPO - "Dạo bước qua vùng đất của sơn mài" trưng bày gần 30 tác phẩm sơn mài tiêu biểu từ sự đóng góp của 10 họa sĩ nổi tiếng như Lý Trực Sơn, Nguyễn Quang Trung, Phan Cẩm Thượng... Khi mời những họa sĩ này, giám tuyển Vân Vi và các thành viên ban tổ chức cân nhắc kỹ các thế mạnh riêng của họ trên sơn mài.
TPO - Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan thực hiện các thủ tục để tiếp nhận hai tác phẩm do nhà cựu ngoại giao Hà Lan hiến tặng. Đó là hai tác phẩm sơn mài của họa sĩ Phùng Phẩm.
Sáng nay (25/3), triển lãm tranh “Câu chuyện Phương Đông” của tiến sĩ Triệu Khắc Tiến khai mạc tại Hà Nội, đem đến cái nhìn tổng quan về nghệ thuật sơn mài đặc biệt của Việt Nam và Nhật Bản, đồng thời khắc họa một số nét đẹp vĩnh cửu trong văn hóa hai dân tộc.
TP - Sinh năm 1955, họa sĩ Công Quốc Hà được công chúng biết đến với những bức tranh sơn mài về các thiếu nữ Hà Nội e ấp trong những tà áo dài, hay những bình hoa đua sắc cẩn trứng hấp dẫn. Bạn bè thường đùa Công Quốc Hà họa sĩ sơn mài “Hoa và thiếu nữ”.
TPO - "Palouse là một vùng thuộc tây bắc Hoa Kỳ, bao gồm phần của đông nam Washington, bắc Idaho và, kéo dài về phía đông bắc Oregon". Trang AM cho hay.
TP - Nhiều họa sĩ bảo Nguyễn Văn Hổ (nghệ danh Phi Hổ) có ngoại hình của Võ Tòng đả hổ trong “Thủy Hử”, nhất là khi anh để tóc dài. “Người anh hùng” ấy nói rằng, ngôn ngữ của anh không được tốt, diễn đạt có vấn đề, thế nên nếu câu chuyện có gì khó hiểu, thì cứ xem tranh anh là được!
TP - Chiều cuối năm, khi khoảnh khắc giao thoa giữa cái cũ và cái mới đang đến gần, khi người người nhà nhà càng tất bật hơn với guồng quay công việc, cuộc sống thì ở một phòng tranh nọ, 5 họa sĩ thong dong ngồi cùng nhau nhấp từng chén trà, ngắm phố và khoe tranh.
TP - Một thoáng sơn mài Việt Nam do phòng tranh Art Tunnel tổ chức tại Hàn Quốc với sự tài trợ của quỹ HansaeYes24. Đây là lần đầu tiên một đơn vị tư nhân đem một dòng tranh tiêu biểu của Việt Nam ra giới thiệu ở nước ngoài một cách bài bản.
TP - “Với họa sĩ, vẽ tranh luôn là một thôi thúc mãnh liệt để đối diện với chính mình, là cơ hội để bộc lộ bản ngã của một gã trai vẫn ẩn mình trong tấm áo choàng thâm thời cuộc, là thách thức của một kẻ phiêu lưu trong thế giới huyền ảo không bến bờ nghệ thuật. Được sống với hội họa chẳng khác nào được làm nô lệ nơi thiên đàng”. Họa sĩ Trần Quang Hải chia sẻ.
TP - Tác phẩm sơn mài của vợ chồng nghệ sĩ Đức Campioni trông như thể được thực hiện trên tấm vóc bằng sắt hoặc thép. Đó là ấn tượng ban đầu từ tranh và đồ mỹ nghệ (khung gương, hộp đựng trang sức...) bày tại triển lãm Trăng mùa gặt, Viện Goethe, đến 22/3.
TP - Triển lãm mỹ thuật của Nhóm họa sỹ Sơn ta Việt Nam lần thứ II diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 16/5 đến 30/5 với sự tham gia của 29 họa sỹ với 29 bức tranh sơn mài được vẽ từ chất liệu sơn ta thuần khiết với nhiều đề tài và phong cách thể hiện.
TP - Chẳng mấy ai không nhớ những câu mở đầu đẹp như tranh trong bài thơ nổi tiếng của Đoàn Văn Cừ: “Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi/Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh/Trên con đường viền trắng mép đồi xanh/Người các ấp tưng bừng ra chợ tết”.
TP - 26 bức tranh sơn mài của các họa sĩ: Xuân Chiểu, Dương Tuấn Kiệt, Phù Nam, Võ Xuân Huy, Nguyễn Xuân Anh sẽ là những kỉ niệm đáng trân trọng và thú vị.
TP - Gần 20 năm sống và làm việc ở Việt Nam, nữ nghệ sỹ Maritta Nurmi vừa được Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội tiến cử làm “Nhân vật sáng tạo của năm”.
TP - Echo, là tiếng vọng. Vọng từ vết tích di sản hấp hối - một triển lãm sơn mài ấn tượng của Võ Xuân Huy khai mạc ngày 21-7 tại Cactus Contemporary Art, TPHCM.