Mặt trước của chiếc hoa tai vàng phủ đá quý tìm thấy trong kho báu hơn 800 năm. |
Ulf Ickerodt, giám đốc Cục Khảo cổ Bang Schleswig-Holstein(ALSH), cho biết, kho báu lớn chứa một bộ sưu tập đồ tạo tác rực rỡ bao gồm hai bông tai bằng vàng chất lượng rất cao được đính đá quý, một chiếc trâm làm bằng đồng xu giả mạ vàng, hai chiếc nhẫn đeo tay đính đá mạ vàng, một mảnh nhẫn, một đĩa đục lỗ nhỏ trước đây được mạ vàng, một chiếc trâm đeo nhẫn và khoảng 30 đồng xu bạc, một số bị vỡ vụn
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khảo cổ nghiệp dư và chuyên nghiệp đã làm việc cùng nhau để điều tra khu vực Schleswig-Holstein và đặc biệt là di sản thế giới Haithabu của UNESCO . Được biết đến với cái tên Hedeby trong tiếng Đan Mạch, đây là thị trấn Bắc Âu lớn thứ hai và rất quan trọng đối với người Viking từ thế kỷ thứ tám đến thế kỷ thứ 11. Haithabu đã bị phá hủy và bỏ hoang vào khoảng năm 1066, chấm dứt kỷ nguyên Viking trong khu vực, nhưng một hoặc hai thế kỷ sau, một người nào đó đã cố tình chôn chiếc túi chứa đầy những vật quý báu gần đó.
Kho báu này được phát hiện khi một số người đi bộ qua một khu đất. Họ đã báo cáo việc tìm thấy kho báu cho ALSH và một nhóm các nhà khảo cổ học sau đó đã khai quật địa điểm này để phát hiện ra các đồ vật bao gồm các đồ vật bằng bạc và vàng với các mảnh vải được quấn chặt vào chúng.
Có lẽ vật phẩm đáng chú ý nhất trong kho lưu trữ là hai chiếc khuyên tai, có thể có niên đại khoảng và sau năm 1100 và theo truyền thống của thợ kim hoàn Byzantine .
Almohad caliphate là một triều đại Hồi giáo cai trị miền nam Tây Ban Nha và miền bắc châu Phi giữa thế kỷ 12 và 13. 30 đồng xu bạc, được đúc dưới thời của Vua Đan Mạch Valdemar II, cho thấy kho báu này đã được chôn cất vào khoảng thời gian sau năm 1234.
Marjanko Pilekić, một nhà số học ở Đức, người không tham gia vào nghiên cứu này cho biết: "Tiền xu Hồi giáo nổi tiếng ở miền nam Scandinavia từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 11. Số tiền này có thể đã đến khu vực này một cách ồ ạt thông qua các mối quan hệ thương mại đường dài, cướp bóc, cống nạp..."
Việc phát hiện ra những vật dụng này là rất hiếm ở Schleswig-Holstein và không rõ liệu những vật dụng này là tài sản cá nhân hay bị đánh cắp, liệu chúng có được giao cho người khác hay chúng được chôn cất vì lý do nghi lễ.
Ulf Ickerodt, giám đốc Cục Khảo cổ Bang Schleswig-Holstein, cho biết: "Đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng, nguy hiểm dẫn đến việc cất giấu tài sản. Kho báu chắc chắn không được cất giấu một cách tình cờ."