PVN góp phần giữ vững an ninh năng lượng quốc gia

Hàng trăm triệu đô la dò kho báu trong lòng biển

0:00 / 0:00
0:00
TP - Mỗi mũi khoan dầu khí là hàng chục triệu đô la đổ xuống biển với kỳ vọng chinh phục dòng “vàng đen” dưới đáy đại dương. Phía sau mỗi mũi khoan đính kim cương có thể mang về hàng tỷ USD, khai phá kho báu trong lòng biển.
Hàng trăm triệu đô la dò kho báu trong lòng biển ảnh 1

Người lao động du khí trên công trình bin

Những mũi khoan triệu đô

Gần 10 năm gắn bó với giàn khoan thăm dò, tìm kiếm dầu khí, anh Nguyễn Văn Bảy (Cty liên doanh Cửu Long - Cửu Long JOC) trở về vị trí Trưởng căn cứ tại Vũng Tàu. Anh Bảy là người chịu trách nhiệm quản lý kho vật tư, kho quản lý mũi khoan của công ty tại Vũng Tàu. Với kinh nghiệm 9 năm làm giàn phó giàn khoan thăm dò khai thác Đại Hùng, anh Bảy thuộc lòng từ mũi khoan như chính lòng bàn tay mình.

Vừa chỉ vào mũi khoan mở vỉa tại kho A1 của Công ty liên doanh Cửu Long tại cảng dầu khí Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu), anh Bảy cho biết, đây là mũi khoan to nhất trong cả chu trình khoan thăm dò dầu khí với tiết diện 36 inch. Mũi khoan này phải đặt hàng từ nhà sản xuất nước ngoài với giá bán 2 tỷ đồng/mũi khoan. Để xuyên qua lòng đất đá dưới đáy đại dương, mũi khoan ngoài chất liệu thép đặc biệt có thể chịu lực ở tốc độ cao, còn có kim cương nhân tạo. Sau hơn 2 tháng, mở vỉa thành công, các mũi khoan dầu khí chuyển dần xuống mũi khoan nhỏ hơn.

“Từ đáy biển xuống đến vị trí có dầu phải trải khoan trong khoảng 3 tháng, trải qua 6 loại mũi khoan với kích thước nhỏ dần nhưng độ tinh xảo của chất liệu ngày càng tăng lên. Dầu thô thường nằm ở dưới lớp đá móng với độ cứng lớn và chỉ kim cương nhân tạo có thể phá vỡ”, anh Bảy cho biết.

Ngay bên cạnh kho chứa mũi khoan là kho chứa mẫu vật chất từ giếng khoan thăm dò tìm kiếm dầu khí. Một trong những giếng khoan thăm dò tìm kiếm dầu khí có chi phí lớn nhất hiện nay giếng khoan Sư Tử trắng với chi phí lên tới 70 – 80 triệu USD.

Vừa chỉ vào thùng gỗ chứa mẫu vật, anh Bảy thoăn thoắt đọc tên số liệu lưu trữ lí lịch giếng, vùng mỏ. Chỉ vào thùng mẫu vật, anh Bảy đọc ký hiệu: Cửu Long JOC, lô 151 Mỏ Sư tử trắng, giếng 1P, độ sâu từ 4.280 – 4.347 m, hộp số 13. Từ khi thành lập tới nay, kho chứa mẫu vật của hơn 100 giếng khoan thăm dò dầu khí.

Hàng trăm triệu đô la dò kho báu trong lòng biển ảnh 2
Nhng kho mu vt ly t mũi khoan du khí được xem như kho báu quc gia

“Kho mẫu vật này được chúng tôi ví như kho báu quốc gia. Hệ số thu hồi dầu hiện nay trên thế giới cao nhất ở mức 36%, tức là mới khai thác được 36% tổng trữ lượng dầu mỏ của khu vực. Hệ số thu hồi của Việt Nam từ 28-32%. Những mẫu vật này được lưu giữ để thế hệ sau với phương thức khai thác tiên tiến, hiện đại hơn, có thể tiếp tục khai thác nguồn khoáng sản dưới đáy đại dương”, anh Bảy cho biết.

Theo ông Phan Giang Long - Phó Trưởng Ban tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), hoạt động điều tra cơ bản là khâu đầu tiên và quan trọng để tìm kiếm dòng dầu cho quốc gia. Là doanh nghiệp nhà nước 100%, những mẫu vật lưu trữ tại công ty của Cửu Long JOC hay tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng chính là tài sản quốc gia.

Khoảng 20% mũi khoan dầu khí thành công

Hoạt động khai thác dầu khí phải đi kèm thăm dò, tìm kiếm trữ lượng. Tuy nhiên, hoạt động khoan thăm dò, tìm kiếm trữ lượng là một trong những hoạt động rủi ro nhất hiện nay bởi chi phí thực hiện một mũi khoan thăm dò từ 30-80 triệu USD (tương đương 700 tỷ đồng). Trong khi đó, tỷ lệ thành công hiện nay chỉ khoảng 20%.

Là ngành đặc thù nhưng hoạt động thăm dò dầu khí gần như đang đứng im bởi vướng hàng loạt quy định. Lãnh đạo PVN từng nhiều lần phản ánh, ngành dầu khí đang ăn vào tương lai. Nếu không gỡ khó cho hoạt động khoan thăm dò, không lâu nữa, nguồn thu từ dầu thô sẽ không còn do các mỏ khai thác cạn kiệt. Là một trong những đơn vị chủ lực của hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, Tổng Cty Thăm dò Khai thác Dầu khí - PVEP (thuộc PVN), từ năm 2016 tới nay chỉ ký kết được 2 dự án tìm kiếm thăm dò tại bể Cửu Long do vướng quy định Luật Đầu tư công. Trong khi đó, trước khi Luật Đầu tư công 2016 ra đời, mỗi năm, PVEP ký kết cả chục dự án tìm kiếm thăm dò dầu khí.

Hàng trăm triệu đô la dò kho báu trong lòng biển ảnh 3
Mũi khoan du khí dùng vt liu kim cương nhân to tr giá triu USD

Hệ số thu hồi dầu hiện nay của Việt Nam từ 28-32%. Những mẫu vật này được lưu giữ để thế hệ sau, khi phương thức khai thác tiên tiến, hiện đại hơn, có thể tiếp tục khai thác nguồn khoáng sản dưới đáy đại dương.

“Nhiều mỏ thăm dò với trữ lượng dầu khí có thể cho sản lượng trị giá hàng trăm tỷ USD khi đưa vào khai thác. Tuy nhiên, nhiều dự án ngưng trệ do vướng quy định pháp luật”, lãnh đạo PVN cho biết.

Theo ông Hoàng Ngọc Trung, Phó Tổng giám đốc PVEP, việc thăm dò khai thác dầu khí là một trong những hoạt động nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Nếu không có sản lượng khai thác dầu thô, trong bối cảnh thị trường năng lượng thế giới nhiều biến động, Việt Nam sẽ không có giá bán xăng dầu như hiện nay.

“Không chỉ đảm bảo an ninh năng lượng, hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí còn góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo quốc gia. Nhiều địa điểm có giàn khoan là hồ sơ gửi lên Liên Hiệp Quốc làm cơ sở để xác định thềm lục địa Việt Nam. Hơn nữa, có giàn khoan ở đâu là nơi nương tựa cho bà con ngư dân đánh cá xa bờ”, ông Trung cho biết.

MỚI - NÓNG