Phiên âm bài thơ của Vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông bằng đá khối?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng vừa có ý kiến chỉ đạo ngành chức năng nghiên cứu đề nghị phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình tu bổ, cải tạo hạ tầng kỹ thuật Động Long Quang (phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa), trong đó có nội dung phiên âm bài thơ của vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông bằng đá khối.

Cụ thể, sau khi nhận tờ trình của UBND TP Thanh Hóa về việc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình “tu bổ, cải tạo hạ tầng kỹ thuật và xây dựng điểm đón tiếp, tham quan du lịch tại Cầu Hàm Rồng và Động Long Quan, xây dựng đường hoa từ cầu Hàm Rồng đến động Tiên Sơn, tại phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa”, phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị liên quan, nghiên cứu đề nghị của UBND TP Thanh Hóa có ý kiến, tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết trước ngày 20/2.

Phiên âm bài thơ của Vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông bằng đá khối? ảnh 1
Phiên âm bài thơ của Vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông bằng đá khối? ảnh 2

Đường lên Động Long Quang.

Trước đó, ngày 20/12/2022, Hội đồng nhân dân TP Thanh Hóa đã quyết nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tu bổ, cải tạo hạ tầng kỹ thuật và xây dựng điểm đón tiếp phục vụ phát triển du lịch tại cầu Hàm Rồng và Động Long Quang, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) với các nội dung sau điều chỉnh: Tu bổ, cải tạo khu vực trước và trong Động Long Quang (sân trước động, lòng động và cửa phía Bắc động), Phiên âm bài thơ của Vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông bằng đá khối, Lắp đặt biển giới thiệu di tích tại Động Long Quang và cầu Hàm Rồng, Cải tạo hệ thống điện trang trí dọc tuyến đường lên động, cải tạo, nâng cấp đường lên xuống chống trơn trượt đảm bảo mỹ quan...

Tổng mức đầu tư là gần 2,2 tỷ đồng (thực hiện trong các năm 2023, 2024, 2025) từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế trong dự toán ngân sách tỉnh 2 tỷ đồng, còn lại là ngân sách thành phố...

Phiên âm bài thơ của Vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông bằng đá khối? ảnh 3

Hai bài thơ được khắc trên vách ở trong lòng Động Long Quang.

Phiên âm bài thơ của Vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông bằng đá khối? ảnh 4

Cửa động nhìn từ bên trong ra ngoài, như mắt con rồng nên động Long Quang còn có tên gọi là Hang Mắt Rồng.

Động Long Quang (hay còn gọi là hang Mắt Rồng) nằm ở lưng chừng núi Rồng, thuộc phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa), cách Quốc lộ 1A (cũ) khoảng 100 m, đi qua 23 bậc đá sẽ tới cửa động.

Theo truyền thuyết, cả dãy núi Hàm Rồng là hiện thân của một con rồng chín khúc nhấp nhô trên dòng sông Mã. Đầu rồng chính là động Long Quang, lưng Rồng là các dãy núi liên tiếp (đồi C4, đồi Rada, khu Văn Chỉ, đồi Con Công) và đuôi rồng nằm ở cuối làng Đông Sơn. Động Long Quang nằm ngay vị trí mắt rồng, một vị trí kỳ lạ hiếm thấy nên gọi là Hang Mắt Rồng. Bên trong động có chiều rộng khoảng 5 m, chiều cao hơn 10 m, chiều dài khoảng 30 m. Có sức chứa cả trăm người.

Tương truyền, Vua Lê Thánh Tông đã tới đây du ngoạn, đề thơ lên mái đá, lấy tên Thiên Nam Động Chủ. Bài thơ là một bức tranh toàn cảnh thần tiên về núi Rồng - Sông Mã... Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, đây là nơi đóng quân của Phân đội 3 Công an vũ trang Thanh Hóa (nay là Bộ đội Biên phòng), cũng là nơi sơ cứu của các chiến sĩ bảo vệ cầu Hàm Rồng.

Năm 1975 động Long Quang được xếp hạng Di tích lịch sử cách mạng và danh thắng cấp Quốc gia.

MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.