Nhiều thách thức chờ ông Trump trong chuyến thăm châu Á

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
TPO - Với việc nhấn mạnh chủ nghĩa "Nước Mỹ trên hết" và từ bỏ kế thừa chính sách của chính quyền tiền nhiệm Barack Obama, chuyến thăm châu Á của Tổng thống Donald Trump được dự báo tiềm ẩn nhiều khó khăn.

Tổng thống Trump lần đầu công du châu Á

Từ ngày 3-14/11, Tổng thống Mỹ Donal Trump sẽ tiến hành thăm 5 nước châu Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc ,Việt Nam và Philippines với thời gian kèo dài 12 ngày. Đây là chuyến thăm nước ngoài dài nhất của một Tổng thống Mỹ trong vòng 25 năm qua.

Theo thông tin từ Nhà Trắng, đội ngũ cố vấn tháp tùng ông Trump công du châu Á gồm đầy đủ các nhân vật phụ trách các hoạt động đối ngoại, tài chính, thương mại, bao gồm: Cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster, Ngoại trưởng Rex Tillerson, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, Cố vấn chính sách cấp cao Stephen Miller và Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer. Đây là những nhân vật được cho là có quan điểm ôn hòa với Trung Quốc.

Cũng theo thông báo, vợ chồng ông Jared Kushner-Cố vấn cấp cao đồng thời cũng là con rể Tổng thống Trump sẽ đi tiền trạm tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Tuy nhiên, vào phút chót, bà  Ivanka Trump, con gái đồng thời cũng là cố vấn của ông Trump chỉ thực hiện chuyến tiền tạm tới Nhật Bản sau đó phải trở về Washington để giải quyết một loạt các vấn đề trong nước liên quan tới việc tuyên truyền Luật thu thuế của Mỹ.

Nhiều thách thức chờ đón ông Trump

Theo các nhà phân tích, do đã phủ nhận "sạch trơn" chính sách kinh tế dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, trong khi đó lại áp dụng chủ nghĩa bảo thủ "Nước Mỹ trên hết" và thực hiện một loạt các chính sách về bảo đảm an ninh và xuất khẩu hàng hóa của Mỹ khiến các nước châu Á cảm thấy bất an.

Vì vậy, chuyến thăm 5 nước châu Á của ông Trump chắc chắn sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn của Mỹ cũng như sự kỳ vọng từ các nước mà ông đến thăm.

Theo đánh giá của Deborah Elms, người sáng lập kiêm Chủ nhiệm điều hành "Trung tâm mậu dịch châu Á"-một cơ quan cố vấn chính sách của chính phủ Mỹ, hiệu quả trong chuyến thăm châu Á lần đầu tiên của Tổng thống Trump khó có thể đạt được những kỳ vọng từ chính bản thân nước Mỹ và những quốc gia mà ông đến thăm.

Xét về mục tiêu trong lĩnh vực thương mại trong chuyên thăm châu Á của Tổng thống Trump, ông Deborah Elms cho rằng, sau khi trở thành ông chủ Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã ngay lập tức rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với sự tham dự của 12 quốc gia. Đồng thời, yêu cầu đánh giá lại Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Hàn.

Những động thái này của ông Trump đã làm đảo lộn trật tự thương mại của châu Á. Thậm chí khiến cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng đặt rất nhiều kỳ vọng vào Hiệp định TPP đã phải "lắc đầu ngán ngẩm" và tỏ thái độ đặc biệt thất vọng. Chính vì không có sự tham gia của Mỹ-nền kinh tế số một thế giới đã khiến cho sự tồn tại của Hiệp định TPP không có nhiều ý nghĩa.

Trong khi đó, ông Trump chỉ đưa ra yêu cầu thay đổi các Hiệp định thương mại tự do đa phương thành các Hiệp định thương mại tự do song phương. Tuy nhiên, dường như chưa định hình được một chiến lược thương mại rõ ràng. Hơn nữa, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ hiện còn khuyết rất nhiều vị trí cho các quan chức cấp cao phụ trách các vấn đề châu Á.

Thậm chí có báo cáo cho rằng, liên quan tới chuyến thăm châu Á của Tổng thống Trump, giới quan chức Mỹ vẫn chưa xác định rõ ai là người vạch ra các chương trình và phương án trong lĩnh vực thương mại cho chuyến thăm của ông Trump.

Xét về tầm quan trọng của chuyến thăm này, dư luận phần lớn cho rằng, sự chuẩn bị của Mỹ trên nhiều phương diện là chưa đầy đủ. Do đó, dự báo khả năng phát sinh những sai sót và rủi ro là rất lớn

Cũng theo ông Deborah Elms, xét từ góc độ Tổng thống Trump, nếu không thể mang về nhiều việc làm hơn cho nước Mỹ, chuyến thăm này coi như là một thất bại.

Trong khi đó, sự nhận thức của các nước mà ông Trump tới thăm cũng khác nhau. Ví dụ, các quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc vốn không chịu khuất phục ý chí của Mỹ về vấn đề Hiệp định thương mại tự do, chắc chắn sẽ hài lòng với điều kiện chỉ cần không để xảy ra những mâu thuẫn về mặt ngoại giao giữa hai bên.

Trong khi đó, đối với Nhật Bản, việc Tổng thống Trump đề xuất Hiệp định thương mại tự do song phương lại là một áp lực cực lớn. Còn với Hàn Quốc, quốc gia này cũng không muốn có những khác biệt và mâu thuẫn với Mỹ.

Đồng thời, Trung Quốc-quốc gia có sự thâm hụt thương mại cực lớn với Mỹ, càng không mong muốn có những tranh chấp thương mại với phía Mỹ.

Có thể thấy rằng, chuyến công du châu Á lần đầu tiên sau khi trở thành ông chủ Nhà Trắng, ông Trump được dự báo là sẽ không nhận được sự đồng thuận từ các nước mà ông tới thăm xét về mặt thái độ trong vấn đề thương mại. Ngoài ra, ông Trump cũng sẽ khó đạt được những gì mà nước này mong đợi.

MỚI - NÓNG
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
TPO - Ngày 11/12, một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, ghi lại cảnh một chiếc BMW lấn làn, vượt ẩu trên đèo Dran, tỉnh Lâm Đồng húc văng xe máy xuống mương nước. Sự việc này đã khiến nhiều người bày tỏ bức xúc.
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
TPO - "Sau khi xác định được nguồn vốn, Sở Y tế sẽ trình UBND thành phố để điều chỉnh chủ trương. Nếu hoàn thành các thủ tục, được cấp nguồn vốn, chúng tôi sẽ triển khai dự án trong thời gian sớm nhất”, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ trả lời chất vấn của các đại biểu về dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ- vốn dừng thi công và "đắp chiếu" từ năm 2022 tới nay.