Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc

TPO - Những ngày đầu xuân năm mới, người dân làng Yên Đông, xã đảo Hà Nam, Quảng Yên đổ ra đình làng để tham dự lễ hội Đại kỳ phúc nhằm tưởng nhớ công ơn của Đức Thành Hoàng và các vị Tiên Công đã có công lao trong việc quai đê, mở đất vùng này.

Video: Độc đáo lễ hội Đại kỳ phúc làng Yên Đông, Quảng Yên.

Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 1

Trong 4 ngày 12-15/2 (15 đến 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ), người dân làng Yên Đông lại đổ ra đình để tham dự Lễ hội Đại kỳ phúc đình Yên Đông. Đây là lễ hội truyền thống được người dân xã đảo Hà Nam tổ chức mỗi khi dịp Tết đến xuân về.

Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 2

Lễ hội Đại kỳ phước đình Yên Đông là một trong những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân gian trên địa bàn phường Yên Hải nói riêng và vùng xã đảo Hà Nam nói chung.

Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 3

Lễ hội truyền thống Đại kỳ phước (hay còn có tên gọi là Lễ hội Đại kỳ phúc) là dịp để người dân địa phương tạ ơn các vị Tiên Công, Đức Thành Hoàng làng và Tứ vị Thánh Nương đã có công lao trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm xây dựng và phát triển quê hương.

Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 4

Theo đại diện UBND phường Yên Hải, thị xã Quảng Yên, Lễ hội Đại kỳ phúc đình Yên Đông được tổ chức quy mô cấp phường với 2 nội dung chính là phần lễ và phần hội.

Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 5Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 6

Ngay từ sáng sớm, người dân từ các dòng họ trong làng sửa soạn, đội mâm lễ lên đình để cầu xin ban phúc cho dân làng có một năm mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.

Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 7Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 8Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 9

Sau lễ dâng hương và đánh trống khai hội, lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc và các trò chơi truyền thống như chơi tổ tôm, bắt vịt, đi cầu khỉ... Đặc biệt là lễ tế mang đậm bản sắc của người dân nơi đây.

Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 10

Trong lễ tế, các vị chủ tế làm nghi thức dâng hương, dâng hoa, dâng rượu và đọc sớ báo cáo với vị Thành hoàng làng cùng tổ tiên.

Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 11Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 12
Trong lễ tế không thể thiếu đội nghi thức, đội nhạc bát âm và đội múa xênh tiền.
Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 13

Đình Yên Đông thờ Thành hoàng họ Nguyễn Đăng Minh, người Bắc Ninh. Ngài đỗ Tiến sĩ và giữ đến chức Tế tửu (Hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám.

Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 14

Theo thần tích của làng và bia đá Bi kí đang khoa thí trung thì danh sách các vị Quốc Tử Giám giám sinh, hiệu sinh và sinh đồ của làng là 41 người.

Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 15

Khi học hành đỗ đạt về làm quan tại quê nhà các cụ ghi nhớ công ơn và tôn Ngài làm Thành hoàng và tạc tượng thờ chính ở đình. Làng đã xây dựng Thánh chỉ thờ Thánh sư nho học và là trường học đầu tiên của tổng Hà Nam. Việc tôn thờ Thành hoàng làng và lập trường học tại địa phương thể hiện lòng hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân làng Yên Đông.

Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 16Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 17

Hiện tại trong khuôn viên đình Yên Đông còn lưu giữ được 4 sắc phong thần cho Thành hoàng làng là “Uy Minh Đại Vương”. Ngoài sắc phong đời vua Gia Long năm 1810 (bản chép lại), còn có hai sắc đời vua Tự Đức năm 1857 và 1871, với một sắc đời vua Duy Tân năm 1908.

Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 18

Đình làng Yên Đông là một trong 2 ngôi đình cổ lớn nhất, đẹp nhất vùng Hà Nam - Yên Hưng và Quảng Ninh, cả về kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc. Đình làng Yên Đông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia năm 2021.

Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 19Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 20Người dân đổ ra đình xem lễ hội Đại kỳ phúc ảnh 21
Đình Yên Đông nằm tại phường Yên Hải, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Theo bia đá lược sử tại đây, đình được xây dựng trong 20 năm và đến năm Giáp Tuất (1814) thì hoàn thành. Đình được xây dựng theo kiến trúc chữ Đinh, nhằm hướng tây gồm nội điện và đại sảnh với tổng diện tích hơn 344 m2 gồm 5 gian 2 trái.
Tin liên quan