Mỹ, NATO lo bị do thám khi Trung Quốc điều hành cảng khắp nơi

Tàu sân bay USS George H.W. Bush của Mỹ trong một lần cập cảng Haifa, Israel
Tàu sân bay USS George H.W. Bush của Mỹ trong một lần cập cảng Haifa, Israel
TPO - Lo ngại về an ninh đã xuất hiện tại những cảng do người Trung Quốc điều hành khắp châu Âu và cũng là những điểm cập bến của tàu chiến Mỹ và NATO.

Mỹ đã nêu vấn đề về hoạt động của Trung Quốc ở cảng Haifa, Israel. Tập đoàn Cảng quốc tế Thượng Hải sẽ nắm quyền kiểm soát cảng này từ năm 2021. Hồi tháng Ba, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Mỹ có thể sẽ giảm bớt chia sẻ tình báo với đồng minh thân cận ở Trung Đông nếu nước này không xem xét lại các hoạt động hợp tác hạ tầng với Trung Quốc. Eyal Pinko, một chuyên gia về an ninh mạng hàng hải và tình báo thuộc đại học

Bar-Ilan (Israel), tin rằng những hoạt động của người Trung Quốc ở Djibouti, Hy Lạp, Italy và các nước hoặc thân thiết hoặc là đồng minh có thể tạo ra mối nguy hiểm đối với hải quân Mỹ.

Ông Pinko nói với Asia Times rằng các nhà điều hành cảng người Trung Quốc có thể giám sát chặt chẽ hoạt động của tàu chiến Mỹ và NATO, thu thập thông tin về các hoạt động bảo trì tàu bè, tiếp cận các hệ thống, thiết bị nhạy cảm qua việc “đánh chặn” các tín hiệu điện từ, thu thập thông tin tình báo bằng việc sử dụng cảm biến điện tử và đương nhiên là cả những điệp viên thực thụ.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các tàu chiến Mỹ vẫn tiếp tục ghé lại cảng của các nước đồng minh có sự hiện diện của người Trung Quốc.

Hồi giữa tháng Tư, tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke USS Mitscher cập cảng Piraeus ở Hy Lạp. Phần lớn cổ phần của cảng này do Công ty cảng biển Cosco của Trung Quốc nắm giữ. Ban quản lý cảng Piraeus, do người Trung Quốc điều hành, nói rằng ngoài tàu USS Mitscher, hai tàu hải quân khác của NATO cũng đã cập cảng này trong tháng Tư.

Gần đây, tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis đã tới thăm thành phố cảng Marseille, Pháp. Tại đây, công ty CMPort của Trung Quốc cũng nắm 25% cổ phần cảng Eurofos.

Tuy nhiên, một phó đô đốc Pháp đã về hưu không muốn tiết lộ danh tính, cho rằng cảng EuroFos cách xa cảng Marseille, nơi tàu bè quân sự thường ra vào, ít nhất là vài dặm. Ông cho rằng CMPort “không có tiếng nói hay đóng góp gì vào chuyện quản lý, kiểm soát và an ninh”.

Một số người ở Israel nói chính phủ Mỹ có vẻ đã nói quá về mối đe dọa nào đó, bởi người Trung Quốc không cần phải mua hay đầu tư vào cảng biển tận Israel để do thám tàu chiến Mỹ.

Vị phó đô đốc người Pháp về hưu cũng cùng ý kiến. “Tôi sẽ lấy làm ngạc nhiên nếu Trung Quốc cần đến sự hiện diện các công ty của họ ở nơi nào đó nhằm lấy một số thông tin về tàu chiến Mỹ khi chúng cập cảng như cảng Marseille,” ông nói.

Giới chức quản lý cảng Rotterdam (Hà Lan) từ chối bình luận về việc họ có chia sẻ mối quan ngại của chính phủ Mỹ về hoạt động của người Trung Quốc tại cảng hay không, cũng như tác động tiềm tàng từ sự hiện diện của họ đối với tàu chiến Mỹ và NATO.

Mỹ, NATO lo bị do thám khi Trung Quốc điều hành cảng khắp nơi ảnh 1 Công nhân đang làm việc tại cảng Piraeus, Hy Lap, nơi công ty Trung Quốc nắm số cổ phần chi phối

Về phần mình, Bộ Vận tải và Hạ tầng Italy nói các cảng thương mại ở nước này không có ràng buộc nào về an ninh để phải xử lý các hoạt động tình báo có thể có của người Trung Quốc.

Nói với Asia Times, Ban quản lý cảng Genoa (Italy) nói hoạt động gián điệp của người Trung Quốc không phải là vấn đề bởi vì tàu chiến Mỹ và NATO không sử dụng các cảng thương mại của Italy.

Nhưng Bộ Tư lệnh hải quân Đồng minh (chỉ huy trung tâm của tất cả các lực lượng hàng hải của NATO) ở Northwood, Anh, nói ngược lại. “Trong số các chuyến viếng thăm của tàu chiến NATO tới Italy trong năm ngoái, ¼ là cập các cảng thương mại”, một phát ngôn viên của NATO nói. “NATO đôi khi sử dụng các cảng dân sự, cho dù đa phần dựa vào các cơ sở quân sự”.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.