Mì Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

TPO - Mì Quảng là bản sắc riêng và sáng tạo cá biệt của người dân xứ Quảng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định đưa mì Quảng vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng vừa ký ban hành quyết định đưa mì Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình tri thức dân gian. Quyết định có hiệu lực từ ngày 9/8.

Tháng 8/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đã ký văn bản trình Bộ VHTTDL về việc đề nghị đưa nghề chế biến mì Quảng tại tỉnh Quảng Nam vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Mì Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 1

Chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới cũng dành nhiều lời khen cho mì Quảng.

Sợi mì Quảng có sự khác biệt. Quy trình nấu nước cũng được chăm chút, sử dụng dầu phụng khử củ nén địa phương, bột nghệ truyền thống để tạo nên hương vị riêng. Món mì Quảng là bản sắc riêng và sáng tạo của người dân xứ Quảng.

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam khẳng định mì Quảng chính là món ăn có nhiều biến tấu, làm nổi bật đặc trưng văn hóa ẩm thực dân gian. Đây là món ăn dân dã nhưng hàm chứa cả diễn trình lịch sử hình thành hệ tri thức dân gian của vùng đất Quảng Nam.

Mì Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 2

Nguyên liệu chế biến mì Quảng khá linh hoạt.

Tháng 7, chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới Taste Atlas đưa mì Quảng đứng đầu danh sách 100 món ăn ngon nhất Việt Nam. Trang này mô tả mì Quảng là món ăn đậm đà, ăn kết hợp cùng rau sống. Nguyên liệu chế biến khá linh hoạt, thường được ăn kèm với thịt heo, thịt gà, tôm, cá, trứng...

Đầu năm 2024, Taste Atlas cũng liệt kê mì Quảng vào top những món ăn ngon nhất Đông Nam Á.

MỚI - NÓNG
Đổ vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải vào trường học, khu dân cư
Đổ vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải vào trường học, khu dân cư
TPO - Hàng nghìn khối vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải nhựa, đá tảng, bê tông thải loại từ khu vực đập La Ỷ (cạnh sông Hương đoạn qua phường Phú Thượng, TP. Huế) đổ vào sân bóng, khu dân cư, trường học, gây nguy cơ biến đổi hiện trạng sử dụng đất, làm ô nhiễm môi trường...