Kỳ lạ tàu chiến Nga lưu lạc trong Hải quân Mỹ

Ít ai biết rằng, tàu chiến USNS Hiddensee nằm trong biên chế Hải quân Mỹ giai đoạn 1992-1996 hóa ra là lớp tàu tên lửa mạnh mẽ được đóng tại Liên Xô.
Kỳ lạ tàu chiến Nga lưu lạc trong Hải quân Mỹ ảnh 1

Tàu chiến USNS Hiddensse ban đầu mang tên Rudolf Egelhoffer nằm trong biên chế Hải quân Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức), được chế tạo ở nhà máy Petrovsky (Leningrad, Liên Xô) năm 1984. Sau khi Đông Đức sát nhập vào Tây Đức, Rudolf Egelhoffer được đổi tên thành Hiddensee (P6166) gia nhập biên chế Hải quân Cộng hòa Liên bang Đức. Ảnh: USNS Hiddensee nằm trong Bảo tàng Hải quân Mỹ.

Kỳ lạ tàu chiến Nga lưu lạc trong Hải quân Mỹ ảnh 2

Gia nhập Hải quân CH Liên bang Đức năm 1990, đến tháng 4/1991, tàu tên lửa Hiddensee (P6166) bị loại khỏi biên chế và tới tháng 11 cùng năm được chuyển cho Hải quân Mỹ sử dụng.

Kỳ lạ tàu chiến Nga lưu lạc trong Hải quân Mỹ ảnh 3

USNS Hiddensee chính thức gia nhập Hải quân Mỹ ngày 14/2/1992 và được chuyển tới Trung tâm huấn luyện tác chiến hải quân ở Solomons (bang Maryland) sử dụng cho hoạt động diễn tập. Sau khi ngân sách Hải quân Mỹ bị cắt giảm vào giữa những năm 1990, USNS Hiddensee chính thức bị loại biên chế vào tháng 4/1996 và chuyển tới "nhà mới" - bảo tàng Battleship Cover vào tháng 6/1997.

Kỳ lạ tàu chiến Nga lưu lạc trong Hải quân Mỹ ảnh 4

Điều đáng lưu ý, USNS Hiddensee vốn là lớp tàu tên lửa Project 1241RE (Mỹ, NATO hay gọi chúng là Tarantul-I). Đây là loại tàu chiến nhỏ nhưng đặc biệt nguy hiểm của Hải quân Liên Xô (Nga) sau này. Nó có ưu điểm là kích nhỏ khó bị phát hiện, trang bị hỏa lực tên lửa chống hạm tầm xa cực mạnh, tốc độ cao. Nó rất phù hợp trong chiến thuật tác chiến phi đối xứng.

Kỳ lạ tàu chiến Nga lưu lạc trong Hải quân Mỹ ảnh 5

Việc Hải quân Mỹ mua lại USNS Hiddensee có thể là nhằm tìm hiểu khả năng tác chiến của lớp tàu tên lửa này khi mà Hải quân Mỹ sẽ phải đối mặt với chúng không phải chỉ Nga mà còn nhiều quốc gia khác được xuất khẩu loại tàu này hoặc loại tương tự.

Kỳ lạ tàu chiến Nga lưu lạc trong Hải quân Mỹ ảnh 6

Lớp tàu tên lửa Project 1241RE có lượng giãn nước toàn tải 540 tấn, dài 56m, rộng 10,5m, mớn nước 2,5m. Hỏa lực mạnh nhất của tàu gồm 4 tên lửa hành trình chống hạm P-15 Termit (NATO gọi là SS-N-2C) đạt tầm bắn 120km, mang đầu đạn nặng 500kg đủ sức hạ gục chiến hạm vài nghìn tấn.

Kỳ lạ tàu chiến Nga lưu lạc trong Hải quân Mỹ ảnh 7

Tên lửa P-15 Termit đặt trong bệ phóng KT-138E.

Kỳ lạ tàu chiến Nga lưu lạc trong Hải quân Mỹ ảnh 8

Ở đuôi tàu được bố trí hai bệ pháo AK-630 để chống máy bay tầm thấp và đặc biệt là tên lửa hành trình.

Kỳ lạ tàu chiến Nga lưu lạc trong Hải quân Mỹ ảnh 9

Tổ hợp pháo AK-630 trang bị pháo kiểu galting 6 nòng cỡ 30mm cho tốc độ bắn đạt đến 4.000-6.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả khoảng 4km.

Kỳ lạ tàu chiến Nga lưu lạc trong Hải quân Mỹ ảnh 10

Ngoài AK-630, để chống máy bay địch, tàu tên lửa Tarantul-I còn được trang bị bệ phóng FAM-14 trang bị đạn tên lửa của tổ hợp tên lửa vác vai 9K32 Strela-2 (hay còn được biết đến là SA-7). Nó có thể hạ máy bay ở khoảng 3-4km, độ cao bắn hạ 50m tới 1.500m.

Kỳ lạ tàu chiến Nga lưu lạc trong Hải quân Mỹ ảnh 11

Cận cảnh phòng điều hành các hệ thống radar, vũ khí trên tàu chiến USNS Hiddensee.

Kỳ lạ tàu chiến Nga lưu lạc trong Hải quân Mỹ ảnh 12

Cabin lái.

Kỳ lạ tàu chiến Nga lưu lạc trong Hải quân Mỹ ảnh 13

Ảnh khoang sinh hoạt của thủy thủ đoàn 50 người trên tàu chiến.

Kỳ lạ tàu chiến Nga lưu lạc trong Hải quân Mỹ ảnh 14

Con tàu được trang bị hệ động lực kết hợp hai động cơ tuốc bin khí DR077 12.000 mã lực và cặp DM076 4.000 mã lực cung cấp tốc độ hành trình 42 hải lý/h, tầm hoạt động khoảng 3.000km với tốc độ kinh tế 14 hải lý/h. Ảnh: Có thể thấy hai cặp bệ phóng mồi bẫy PK-16 nằm ngay cạnh bệ tên lửa FAM-14.

Theo Theo Kiến Thức
MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.